Sáng ngày 31, trong khuôn khổ Giải Thể thao Người khuyết tật Mở rộng 2022, Giải Vô địch Para Judo Quốc gia đã diễn ra những màn tranh tài hấp dẫn ở các hạng cân cùng những cảm xúc, những khoảnh khắc chiến đấu hết mình của những võ sĩ “đặc biệt”.

Tại Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ nơi diễn ra các trận đấu Judo, sự có mặt của Tiến sĩ Lý Đại Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Judo Việt Nam, Tiến sĩ Võ Danh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Võ thuật Thế giới cùng các vị lanh đạo thể thao và Tổ trọng tài Judo Quốc gia, các VĐV, người thân, người hâm mộ đến từ Đội tuyển Judo người khiếm thị TPHCM và Bình Thuận đã đem đến không khí sôi động cho sự kiện sáng nay.

Trong ngày thi đấu đầu tiên, Giải vô địch Para Judo Quốc gia 2022 diễn ra ở 5 hạng cận. Trong đó, Đội tuyển Judo người khiếm thị TPHCM đạt 3 HCV, 3 HCB và 4 HCĐ. Đặc biệt, những gương mặt nổi bật như Nguyễn Viết Tú (hạng cận 55kg, TPHCM), Nguyễn Viết Tuấn (hạng cận 50kg, TPHCM) và A In (hạng cận 60kg, Bình Thuận) đã thể hiện chiến thắng thuyết phục trước Ban trọng tài và người hâm mộ.

VĐV Hồ Trần Kì Giang (Bình Thuận) có chút hồi hộp trước trận đấu bởi em mới tham gia tập Judo được 2 tháng và đây cũng là lần đầu em tham gia giải đấu lớn như vậy. Em đến để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, và sẽ cố gắng hết mình. Sau khi hoàn trận các trận thi đấu, Giang hạnh phúc với HCĐ 48kg nữ. Em chia sẻ rằng mình rất bất ngờ và “hạnh phúc”. “Các bạn ai cũng có chuyên môn cũng khá tốt. Về tinh thần thi đấu, các bạn thi đấu với một tinh thần khá là đẹp, thi đấu với một tinh thần thể thao sức khỏe là chủ yếu nhưg ai cũng cháy hết mình.”

A In – VĐV người khiếm thị lần đầu tiên tham gia thi đấu giải có thành tích và đạt chiếc huy chương vàng đầu tiên trong đời đã chia sẽ cảm xúc rất hạnh phúc với thành quả của 3 tháng hơn khổ luyện của mình.
“Lúc đầu, khi em mới bắt đầu chơi và tập luyện môn thể thao này, huấn luyện viên cho em thi đấu cọ xát với các bạn. Ban đầu thì em khá là sợ nhưng về sau em đã không sợ nữa và chiến đấu hết mình. Trong cuộc thi vừa rồi em có thực hiện một kỉ thuật đặc biệt mà thầy đã chỉ em, sau khi em thực hiện thành công thì em thấy rất là vui và hạnh phúc.” – A In chia sẻ.
“Ngoài những người khiếm thị ra, thì em xin chúc chung cho tất cả mọi người phải luôn luôn cố gắng luôn có nhiều sức khỏe, luyện tập thể thao thường xuyên và với các VĐV sẽ tiếp tục nổ lực để đạt được thêm thật nhiều thành tích tốt.” – A In cho biết thêm.

VĐV Nguyễn Viết Tuấn (TP.HCM), người giành HCV ở hạng 55kg nam gửi gắm lời cám ơn đến các thầy cô, HLV, tổ trọng tài và BTC đã tổ chức một sân chơi ý nghĩa.
Tuấn chia sẻ: “Là một VĐV khiếm thị chơi Judo thì cũng có những lúc khó khăn. Ví dụ như những lúc tập những đòn mới khi thi đấu đối kháng trong tập luyện thì các thầy phải hướng dẫn từng động tác một, từng cái kéo tay, từng cái gạt chân hoặc là những cái đưa hông… Mặc dù có khó khăn là vậy nhưng các thầy hướng dẫn tận tình nên em có được cái chuyên môn để khi thi đấu tốt hơn.”
“Trước đây, giải đấu Judo dành cho người khiếm thị đa số là hoạt động rộng ở địa phương TP.HCM thôi nhưng em hy vọng sau này sẽ có thêm nhiều địa phương hơn nữa, sẽ mở rộng được phong trào này ra các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh Bắc bộ,… Đặc biệt là khu vực miền Bắc thì có các loại hình thể tao tốt ở những bộ môn khác thì hy vọng là sắp tới đây, họ sẽ mở rộng môn thể thao Judo Người khiếm thị này để các bạn có cơ hội tập luyện và thi đấu với nhau.” – Tuấn nói thêm.

Cố gắng đạt HCV hạng 55kg, bạn Nguyễn Viết Tú (TP.HCM), người đã chơi Judo được khoảng 10 năm nay cảm thấy “hạnh phúc” khi có mặt tại Giải lần này, nhất là sau thời gian dài cách ly của dịch Covid-19. Chia sẻ với Võ thuật, Viết Tú bày tỏ: “Em hy vọng những người có khiếm khuyết như em sẽ có thể tự tin thể hiện những ưu điểm của mình, và hy vọng các bộ môn thể thao được tổ chức tại giải đấu này sẽ được lan tỏa rộng rãi đến mọi người, và để những người có khiếm khuyết sẽ kết nối được với nhau, giúp họ có niềm tin, có động lực hơn để vươn lên trong cuộc sống.”

“Trong giải đấu ngày hôm nay, ngoài những giải thưởng thành tích ra thì nó còn mang tính nhân văn để mình truyền thông điệp ấy đến cho cộng đồng. Thứ hai, giải đấu này giúp các bạn kết nối với nhau và nâng cao sức khỏe, ngoài ra thì giúp các bạn tự tin hơn, sống tích cực hơn. Từ đó, không chỉ các bạn mà kể cả em sẽ có suy nghĩ hòa nhập được với cộng đồng nói chung và thể thao Việt Nam nói riêng.
Để lan tỏa giải đấu này rộng hơn nữa, thì em nghĩ mình có thể chia sẻ các thông tin về giải này trên các trang mạng xã hội. Mình có thể kêu gọi cácbạn khuyết tật nói chung và các bạn khiếm thị nói riêng tham gia bất cứ những môn thể thao nào, giúp mình có sức khỏe và hòa nhập với xã hội bên ngoài.” – Tuấn và Tú còn chia sẻ thêm

Kết quả ở các hạng cân diễn ra sáng ngày 31.5 của Giải Vô địch Para Judo Quốc gia 2022:
-42kg nữ:
Vàng: Trương Thị Mỹ – Bình Thuận
Bạc: Huỳnh Nguyễn Anh Thư – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Thị Cúc – Bình Thuận
-48kg nữ:
Vàng: Huỳnh Thanh Yến Vy – TP.HCM
Bạc: Lê Thị Duyên – TP.HCM
Đồng: Hồ Trần Kì Giang – Bình Thuận
-50kg nam:
Vàng: Nguyễn Viết Tuấn – TP.HCM
Bạc: Nguyễn Thành Nhân – Bình Thuận
Đồng: Văn Lộc Thuận – TP.HCM
Đồng: Phạm Nhất Thiên Bảo – Bình Thuận
-55kg nam
Vàng: Nguyễn Viết Tú – TP.HCM
Bạc: Mã Ngọc Thiện – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Văn Khởi – Bình Thuận
Đồng: Hồ Thái Hiển – TP.HCM
-60kg nam
Vàng: A In – Bình Thuận
Bạc: Võ Thanh Triều – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Văn Duy – TP.HCM
Đồng: Nguyễn Quốc Hưng – TP.HCM
Những gương mặt đạt thành tích sẽ đưa ra những nhân tố mới chuẩn bị cho những sự kiện Paragames Quốc tế sắp tới cũng như những giải Judo Thế giới dành cho người khiếm thị. Giải vô địch Para Judo sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 1.6 với các hạng cận và nội dung khác. Bên cạnh đó, Giải Thể thao Người khuyết tật Mở rộng 2022 sẽ tiếp tục tranh tài ở những môn khác từ đây đến hết ngày 11/6.

Những khoảnh khắc ấn tượng trong ngày thi đấu đầu tiên của nội dung Judo người khiếm thị:



Có thể nói, Giải Thể thao Người khuyết tật Mở rộng 2022 là những bước đầu cho nỗ lực phát triển phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng người khuyết tật và người thiểu năng trí tuệ. Hy vọng những phong trào này sẽ nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ cộng đồng thể thao người khuyết tật cũng như toàn xã hội để phát triển vững chắc, trở thành thế mạnh của thể thao người khuyết tật Việt Nam trên đấu trường Quốc tế và sự tham dự của đông đảo các VĐV, sự quan tâm của các nhà bảo trợ, các mạnh thường quân để lan tỏa các hoạt động phong trào này rộng khắp các tỉnh trên TP.HCM.
Xem thêm khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Giải Vô địch Para Judo Quốc gia 2022:
Ảnh: Lê Kim Hưng