2023-05-04 15:10:36
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMy8wNS8wNC9uaGFuLXZpZW4tbGF1LW5hbS1oZS1sby0zLWtpZXUtcGhvbmcta2hhY2gtc2FuLW5oYS1uZ2hpLXR1eWV0LWRvaS1kdW5nLW8tcmUtbWF5LWN1bmctdHJhbmgteGEtMTUxMDI2LmpwZw.webp
Array

Nhân viên lâu năm hé lộ: 3 kiểu phòng khách sạn, nhà nghỉ tuyệt đối đừng ở, rẻ mấy cũng tránh xa

Khách sạn hay nhà nghỉ là chỗ dừng chân tạm thời của chúng ta khi cần lưu trú. Tuy nhiên, có 3 kiểu phòng không nên ở.

Căn phòng ở góc

6

Đầu tiên là căn phòng ở góc, tôi tin rằng những người thường xuyên đi du lịch chắc chắn đã gặp phải tình huống này. Mặc dù không có sự khác biệt về diện tích và cách bố trí nội thất trong phòng, nhưng so với những căn phòng ở vị trí bình thường, tỷ lệ sử dụng căn phòng ở góc rất thấp, khiến đồ đạc, không khí trong phòng khá ngột ngạt, thậm chí nhiều mùi ẩm mốc. Những căn phòng ở góc cũng sẽ là nơi ít được vệ sinh thường xuyên, chứa nhiều tạp khí.

Thông thường, khi gặp loại phòng này, mọi người sẽ có cảm giác lạ lẫm, đan xen sự khó chịu, bất an. Đặc biệt là trước khi chìm vào giấc ngủ, cảm giác này đặc biệt mạnh mẽ. Do đó, hãy cố gắng tránh ở trong một căn phòng có góc nhỏ như vậy.

Phòng cuối hành lang

9

Phòng cuối hành lang ở vị trí khuất, thường bị điều chỉnh thiết kế để tận dụng không gian một cách vá víu, khó theo chuẩn chung như các phòng khác.

Đây cũng là khu vực dễ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nhất, chưa kể có thể tiếp giáp với khu dịch vụ khách sạn như sân phơi, khu giặt ủi làm mất đi sự yên tĩnh. Thậm chí với khách sạn không có điều hòa trung tâm, phía tường bên ngoài có thể treo nhiều cục nóng điều hòa cùng một lúc, từ đó ảnh hưởng đến không khí trong phòng.

Đặc biệt những căn phòng này cũng không được vệ sinh thường xuyên, khiến đồ đạc và phòng tắm tiềm ẩn những nguy cơ mất vệ sinh do ẩm thấp lâu ngày.

Phòng cạnh thang máy

9

Loại phòng cuối cùng là phòng bên cạnh thang máy, những ai đã từng sống trong căn phòng kiểu này chắc chắn cũng sẽ có cảm nhận như vậy. Vì thang máy ở khách sạn được sử dụng rất thường xuyên, mọi người đi lại nhiều ngang qua cửa phòng bạn, điều này rất bất tiện.

Chưa kể một số người kém ý thức nhậu nhẹt vào đêm khuya, thường cãi vã, nói chuyện một cách khiếm nhã, say xỉn… rất ồn ào và phiền phức.

Vì vậy, một khi bạn bị đánh thức bởi tiếng ồn này, bạn sẽ khó ngủ lại được. Chỉ tưởng tượng đến tình cảnh này thôi cũng khiến người ta sởn gai ốc. Do đó, để chúng ta có một môi trường nghỉ ngơi đảm bảo, tốt nhất không nên ở trong loại phòng này.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Phạm Công Minh hạ knock-out ‘Thần Sấm’ Zakhar, bảo vệ thành công đai vô địch MMA

Tối 10/5, tại Nhà thi đấu Tây Hồ (Hà Nội), trận tranh đai hạng 84kg nam giữa Phạm Công Minh và...

Võ sinh IVS tưởng niệm 65 năm ngày mất Cố Võ sư Nguyễn Lộc – Người đặt nền móng cho Vovinam

Sáng ngày 10/5, tại Trường IVS TP. Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm 65 năm ngày mất của Cố Võ sư...

Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc lĩnh vực TDTT 2025: Sân chơi trí tuệ, tiếp lửa đam mê cho thế hệ trẻ...

Sáng ngày 09/05, tại Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc...

Đặng Ngọc Xuân Thiện giành HCV ngựa vòng tại Cúp TDDC thế giới Varna 2025

Tối 10/5, tại nhà thi đấu Cung Văn hóa và Thể thao Varna – Bulgaria, vận động viên Đặng Ngọc Xuân...

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong Huấn luyện Thể thao hiện đại – Bước đột phá dành cho HLV, VĐV Việt Nam

Trong bối cảnh thể thao thế giới bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và...