2023-09-30 14:43:31
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMy8wOS8zMC9tdW9uLWNvbi10aGFuaC1jb25nLWNvLTMtdmllYy1jaGEtbWUtbmVuLWJ1b25nLWJvLTA5NDcyMy5qcGc.webp
Array

Muốn con thành công có 3 việc cha mẹ nên buông bỏ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái nhưng nếu kiểm soát quá mức việc học của con có thể gây phản tác dụng. Muốn con thành công, có 3 việc cha mẹ nên buông bỏ.

Không lo lắng những điều trong khả năng của trẻ

Trẻ nhỏ thường thích bắt chước và học được những khả năng nhất định thông qua việc quan sát các hành vi của cha mẹ.

Ví dụ nếu cha mẹ hay làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa thì trẻ cũng sẽ học được điều đó. Thế nhưng có nhiều người lại lo sợ con sẽ bị mệt, thậm chí có thể bị thương khi muốn bắt chước lại hành động của cha mẹ. Khi trẻ lớn lên, sự lo lắng này trở thành sự nuông chiều.

Sự bao bọc, nuông chiều quá mức của cha mẹ sẽ chỉ khiến đứa trẻ hình thành tính cách ích kỷ, bướng bỉnh và thiếu kỹ năng sống cần thiết. Dần dần cản trở sự phát triển bình thường.

Tốt hơn hết, cha mẹ nên học cách buông tay để cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng. Như vậy trẻ mới phát triển sức mạnh trí não và rèn luyện khả năng thực hành của bản thân. Cha mẹ sẽ đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ con lúc cần.

Không can thiệp vào việc trẻ mang lại lợi ích cho người khác

Có những đứa trẻ sống khép kín, không thích gần gũi với ai nhưng cũng có những đứa trẻ rất nhiệt tình, hào phóng, cởi mở trong mọi mối quan hệ.

Nguyên nhân của sự khác biệt tính cách có thể đến từ di truyền nhưng phần lớn đến từ sự giáo dục của cha mẹ.

Có nhiều cha mẹ cho rằng con cái chỉ nên tập trung vào học. Con ít được ra ngoài gặp gỡ bạn bè nên khả năng giao tiếp bị hạn chế. Những đứa trẻ này cũng không hiểu được các khái niệm như “chia sẻ”, “giúp đỡ” hay “quan tâm”. Lâu dần đứa trẻ chỉ chú ý đến mình mà không quan tâm đến người khác. Chúng không muốn giao tiếp mà muốn làm mọi thứ một mình. Trong tương lai, chúng dễ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Vậy nên trẻ cần được giáo dục về việc “cho đi” và biết cách giúp đỡ người khác để có thể phát triển một tâm lý lành mạnh. Khi trẻ giúp đỡ người khác với ý định tốt là trẻ đang đạt được thành tựu của chính mình.

Không lo lắng về những sáng tạo của trẻ

Từ khi còn nhỏ trẻ đã có tính tò mò và có cách quan sát cũng như khả năng tư duy độc lập của riêng mình. Điều này khiến trẻ có những ý tưởng và giải pháp riêng khi gặp vấn đề, dù người lớn có thể thấy nó rất vô lý.

Có đôi lúc sản phẩm của trẻ khiến người lớn không hiểu gì nhưng đừng chê bai hay dè bỉu mà vô tình làm mất đi cảm hứng sáng tạo ở trẻ. Cha mẹ tốt nhất nên tôn trọng con, khuyến khích con phát triển tư duy, cố gắng đối mặt với vấn đề và nghĩ ra giải pháp. Có nhiều người lớn quá hào phóng với hình phạt, chê bai trẻ và tiết kiệm quá đáng những lời khen, sự khuyến khích. Làm như vậy sẽ khiến mất đi chất xúc tác kì diệu nuôi dưỡng hành vi sáng tạo ở trẻ.

Trong quá trình trưởng thành của con, cha mẹ cũng nên nhắc nhở con không nên dao động khi bản thân đã có lựa chọn.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Phạm Công Minh hạ knock-out ‘Thần Sấm’ Zakhar, bảo vệ thành công đai vô địch MMA

Tối 10/5, tại Nhà thi đấu Tây Hồ (Hà Nội), trận tranh đai hạng 84kg nam giữa Phạm Công Minh và...

Võ sinh IVS tưởng niệm 65 năm ngày mất Cố Võ sư Nguyễn Lộc – Người đặt nền móng cho Vovinam

Sáng ngày 10/5, tại Trường IVS TP. Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm 65 năm ngày mất của Cố Võ sư...

Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc lĩnh vực TDTT 2025: Sân chơi trí tuệ, tiếp lửa đam mê cho thế hệ trẻ...

Sáng ngày 09/05, tại Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc...

Đặng Ngọc Xuân Thiện giành HCV ngựa vòng tại Cúp TDDC thế giới Varna 2025

Tối 10/5, tại nhà thi đấu Cung Văn hóa và Thể thao Varna – Bulgaria, vận động viên Đặng Ngọc Xuân...

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong Huấn luyện Thể thao hiện đại – Bước đột phá dành cho HLV, VĐV Việt Nam

Trong bối cảnh thể thao thế giới bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và...