Một năm qua, những mất mát, những đau thương do dịch COVID-19 để lại là những ký ức không bao giờ quên trong mỗi người dân Thành phố. Nhằm chia sẻ mất mát cũng như nhắc mỗi người những khó khăn từng trải qua, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận Phú Nhuận (TPHCM) phối hợp với quán cà phê Lúa của nhà Sưu tập Huỳnh Minh Hiệp đã tái hiện lại những không gian của Bệnh viên dã chiến cùng các hiện vật mà người dân TPHCM đã “kiên cường” vượt qua đại dịch thế nào thông qua triển lãm mang tên “lặng”.

Triển lãm với chủ đề “Lặng” bắt đầu từ ngày 30/5, ngày kỷ niệm ca nhiễm đầu tiên của quận Phú Nhuận kéo dài đến hết ngày 4/6 đem đến những kỷ niệm “kiên cường” chống dịch của quận Phú Nhuận nói riêng và người dân TPHCM nói chung

Với ý tưởng từ “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 – Một năm nhìn lại”, triển lãm đã kéo dài từ ngày 29/5 đến ngày 4/6 với không gian cùng những hiện vật đã từng dung trong cuộc chiến này. Không gian bệnh viện dã chiến đơn sơ, túi cứu trợ thực phẩm, rau củ được tuyến đầu chống dịch hỗ trợ người dân, tất cả đều được tái hiện tại và trưng bày tại không gian quán cà phê Lúa của nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp.

Người dân TPHCM đang xem lại những ký mang giá trị đau thương của TPHCM

Đặc biệt nhất tại triển lãm chính là bộ sưu tập của ông Huỳnh Minh Hiệp về phiếu đi đường, đi chợ của người dân, lực lượng tuyến đầu đến những giấy hoàn thành cách ly, phiếu xin tổ chức đám cưới, phiếu tiêm vắc-xin. Đây là những giấy tờ đã gắn liền với người dân, lực lượng chống dịch trong một năm qua. Hơn thế, việc sưu tập là quá trình, một câu chuyện của ông Hiệp trên khắp mọi miền tổ quốc.

Phiếu đi chợ, phiếu ra khỏi nhà của các quận, huyện được sưu tập và trưng bày tại không gian triển lãm của quán cà phê lúa

Ông Huỳnh Minh Hiệp chia sẻ: “Từ khi bắt đầu đi tìm và lưu giữ lại những hiện vật, tôi đã mong ước sẽ làm triển lãm để nhớ về ký ức những ngày dịch bệnh bùng phát ở TP.HCM. Triển lãm này sẽ cùng người dân nhìn lại khoảnh khắc đau thương, mất mát đã qua, cùng với đó là sự tương thân, tương ái, nỗ lực hết sức mình của tuyến đầu chống dịch. Chúng đã chuẩn bị cho buổi triển lãm này từ 3 tháng trước và hoàn thành công việc trưng bày trong 10 ngày”.

Luật gia Nguyễn Mạnh Quý – Thường trực Hội đồng Xác lập Kỷ lục Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam đến Kỷ lục gia Huỳnh Minh Hiệp, hiện tại ông đang là Phó Chánh Văn Phòng Trung Tâm Unesco

Ghé đến triển lãm, cảm xúc của những “người con” Thành phố sẽ cảm thấy nghẹn, nhất là những cá nhân có người thân đã mất hay từng nhiễm bệnh do COVID-19. Những hình ảnh về giường bệnh, bàn tiêm chủng, ATM Gạo đều là những kỷ niệm từng trải đối với mỗi người sống trong thời điểm dịch bệnh bùng nổ.

Ông Huỳnh Minh Hiệp chụp ảnh lưu niệm cùng bà Rachel Tough và “cô trợ lý đặc biệt” Đoàn Hà Tâm Đan, một sinh viên học tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM – người đã giúp bà Rachael Tough trong hành trình tìm hiểu các thông tin cho công trình nghiên cứu của bà. Ngoài ra, bà Rachel Tough cũng là người đã từng sống tại TPHCM trong thời gian dịch bệnh. Hiện tại bà đang có công trình nghiên cứu tại Anh về các hiện vật xưa cũng như các hiện vật mang giá trị lịch sử của TPHCM, và khẳng định bài học chống dịch ở TPHCM là bài học mà chính phủ Anh cần học hỏi trong công tác chống dịch (Ảnh: Đinh Phúc)

Không chỉ có người Việt, bà Rachel Tough, một trong những người ngoại quốc sống tại TPHCM trong quãng thời gian khó khăn ấy chia sẻ cảm xúc khi tham quan triễn lãm; “Tôi cảm thấy cuộc sống của mỗi người sống tại TPHCM đã trải qua những khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Nhìn những hình ảnh tôi nhớ về quãng thời gian sống tại đây trong năm 2021. Những khó khăn, mất mát trong dịch bệnh không khuất phục được người dân TPHCM. Họ sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ để cùng nhau vượt qua khó khăn. Việt Nam cũng nỗ lực trong công tác tiêm phòng cho người dân địa phương và cả người ngoại quốc xin sống tại đây. Đó là những điều gây ấn tượng với tôi trong thời gian khó ấy!”.

Trong giờ phút kết thúc triển lãm, lãnh đạo Ban phòng chống dịch COVID-19 đã quyết định tặng những kỷ vật của lực lượng công tác tuyến đầu dành cho Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp (Ảnh: Đinh Phúc)

Cùng nhìn lại những hình ảnh xúc động tại không gian triển lãm với chủ đề “Lặng” tại quán cà phê Lúa

Hơn 3.500 hiện vật, hình ảnh tư liệu trong đợt dịch Covid-19 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã được trưng bày tại triển lãm “Lặng”, trong đó ông Hiệp tâm đắc nhất là những phiếu đi đường, đi chợ được sử dụng trong thời gian cả TPHCM đang “gồng mình” chiến thắng đại dịch
Ông Huỳnh Minh Hiệp, Người sở hữu Bộ sưu tập Phiếu đi chợ và các hiện vật, giấy tờ liên quan đến dịch Covid-19 tại các địa phương của Việt Nam có số lượng nhiều nhất chụp hình lưu niệm cùng ông Phạm Hồng Sơn – Bí Thư Quận Uỷ Quận Phú Nhuận, người trao tặng cho ông Hiệp tờ giấy hoàn thành cách ly “đặc biệt”.
Giấy hoàn thành cách ly của ông Phạm Hồng Sơn với chữ ký tặng được trưng bày trong khung trang trọng tại quán Lúa
Lời chia sẻ đầy xúc động của bé Lê Ngọc Phương Trinh dành cho ông Huỳnh Minh Hiệp trước nỗi đau mất mát người thân của cô bé trong đại dịch COVID-19. Ảnh Hoàng An
Những giấy tờ đi đường, công văn của các người dân và lực lượng tuyến đầu chống dịch được trưng bày trong không gian triễn lãm
Hình ảnh mô phỏng bệnh viện dã chiến, một trong những ký ức khó quên của những ai sống thời điểm COVID-19 bùng nổ
Hình ảnh túi cứu trợ, phần rau được phân phối đến bà con TPHCM, những nhu yếu phẩm này từ lực lượng chức năng này đã giúp cho người dân “kiên cường” bước qua những ngày tháng giãn cách xã hội toàn thành phố
ATM Gạo, một ý tưởng sáng tạo trong thời dịch giúp cho những hoàn cảnh khó khăn có thể vượt qua được dịch bệnh
Xe khử khuẩn của lực lượng chống dịch quận Phú Nhuận, một hình ảnh quen thuộc với các chiến sĩ tuyến đầu mỗi khi nhận được thông báo có ca nhiễm mới trên địa bàn quận
Hình ảnh các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch bên trong các bệnh viện dã chiến hay các công tác hỗ trợ khác
Bình oxy trong không gian trưng bày của nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp, ông đã từng cùng bạn bè hỗ trợ giao bình oxy đến những ca nhiễm nặng trên địa bàn thành phố
Chiếc tủ chứa những vỏ lọ vaccine Astra Zanecca, Pfizer, Moderna được dùng để tiêm cho người dân thành phố trong những ngày “thần tốc’ tiêm chủng để nhanh chóng bình thường hóa cuộc sống
Hình ảnh tái hiện lại khu vực cách ly xóm hẻm, từng khu phố, một ký ức không thể quên trong cuộc chiến chống dịch
Người dân TPHCM thể hiện sự xúc động khi xem những hình ảnh về một TPHCM mất mát nhưng kiên cường

Sau triễn lãm, những hiện vật ấy sẽ được lưu giữ bởi các cơ quan, cá nhân liên quan. Trong đó, những tờ giấy, phiếu đi chợ sẽ được ông Hiệp lưu giữ và dự kiến sẽ phối hợp tại triễn lãm tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TPHCM với những hiện vật đầy đủ và độc đáo hơn những hiện vật trong cuộc chiến chống COVID-19 của cả nước.

Những hiện vật được dự kiến trưng bày tại một triển lãm lớn hơn và đẩy đủ hơn về cuộc chiến chống dịch trên cả nước tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ TPHCM trong thời gian sắp tới

Những kỷ lục của Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp

Quán cà phê Lúa lưu giữ nhưng chứng nhận kỷ lục của Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp

Năm 2005: Xác lập Kỷ lục Việt Nam Người có bộ sưu tập tiền các nước trên thế giới nhiều nhất
– Năm 2020: Xác lập Kỷ lục Việt Nam Người có bộ sưu Programme-Poster film chiếu rạp và các tư liệu, hiện vật về cải lương Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 nhiều nhất.
– Năm 2020: Xác lập Kỷ lục Việt Nam Tiệm Cà Phê Lúa Sài Gòn – Nơi trưng bày các hiện vật tái hiện Sài Gòn Xưa (trước 1975) nhiều nhất Việt Nam.
– Năm 2020: Xác lập Kỷ lục người Việt Toàn cầu với Tiệm Cà Phê Lúa Xưa – Nơi trưng bày hiện vật tái hiện Sài Gòn xưa (trước năm 1975) với số lượng nhiều nhất Người Việt Nam sở hữu bộ sưu tập Program-Poster Film chiếu rạp và các tư liệu,hiện vật về cải lương trước 1975 của Việt Nam với số lượng nhiều nhất.

– Năm 2022: Xác lập Kỷ lục Việt Nam: Người sở hữu Bộ sưu tập Phiếu đi chợ và các hiện vật, giấy tờ liên quan đến dịch Covid-19 tại các địa phương của Việt Nam có số lượng nhiều nhất.

Đinh Phúc – Ảnh: Tổng hợp