2021-01-06 10:04:38
{"phong-cach":"Phong c\u00e1ch s\u1ed1ng"}
{"nganh-cong-nghiep-xa-xi":"ng\u00e0nh c\u00f4ng nghi\u1ec7p xa x\u1ec9"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDIxLzAxL01vbmNsZXIuanBn.webp

Những thương vụ đình đám của ngành công nghiệp xa xỉ năm 2020

COVID-19 đã thật sự làm rung chuyển thế giới xa xỉ, từ đó thúc đẩy các công ty lớn như Alibaba và Richemont phải đầu tư nhiều hơn vào nền tảng thương mại điện tử xa xỉ cho Farfetch, hay Moncler quyết định mua lại thương hiệu đồ thể thao thiết kế Stone Island, LVMH mua lại Tiffany & Co….

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành LVMH, Bernard Arnault, không thành công với thỏa thuận sáp nhập Tiffany & Co. vào đầu năm nay, nhưng cuối cùng mua lại một mức giá với giá thấp hơn

LUXUO chỉ ra 06 thương vụ đình đám nhất của năm 2020.

1/ LVMH mua lại Tiffany & Co. với giá 15,8 tỷ USD

Trụ sở chính của Tiffany & Co. trên Đại lộ 5 ở Manhattan, Thành phố New York

Trên thực tế, hợp đồng lớn nhất trong năm đã được công bố từ cuối năm 2019, nhưng không thành công cho đến tháng 10 năm 2020.

Sau khi đạt được thỏa thuận ban đầu, hai bên đã bất hòa với nhau và dành cả năm sau đó để tranh cãi về mọi thứ, thậm chí kiện tụng sau khi LVMH tuyên bố rằng Tiffany không còn giá trị như ban đầu.

Cuối cùng, LVMH đã mua lại hãng kim hoàn có tên tuổi ở New York với giá thấp hơn khoảng 425 triệu USD so với thỏa thuận ban đầu.

2/ Puig mua Dries Van Noten

Nhà thiết kế người Bỉ Dries Van Noten tại một buổi trình diễn thời trang năm 2017

Một phần lớn cổ phần trong nhãn hiệu sang trọng từ Bỉ, Dries Van Noten, đã được Puig, tập đoàn đến từ Tây Ban Nha, mua lại vào tháng 6 với mức giá không được tiết lộ.

Puig là tập đoàn chuyên về nước hoa, đồng thời cũng sở hữu các thương hiệu khác, bao gồm Jean Paul Gaultier, Carolina Herrera và Nina Ricci.

3/ Ann Demeulemeester được bán lại; Alibaba và Richemont mua cổ phần ở Farfetch

Trong khi đó, nhà mốt của Ann Demeulemeester – một thành viên khác của nhóm Antwerp Six, gồm những nhà thiết kế tiên phong có tầm ảnh hưởng – đã được Antonioli mua lại vào tháng 9, với khoản tiền không được tiết lộ.

Công ty thuộc sở hữu của doanh nhân bán lẻ Claudio Antonioli, người sáng lập New Guards Group, công ty đang kiểm soát Off-White và Palm Angels. New Guards cũng  đã được bán cho nhà bán lẻ thương mại điện tử xa xỉ Farfetch tổng cộng 675 triệu đô la Mỹ vào năm 2019.

Bản thân Farfetch cũng nhận được khoản đầu tư lớn 1,15 tỷ đô la Mỹ từ ‘gã khổng lồ công nghệ’ Trung Quốc Alibaba và công ty hàng xa xỉ Thụy Sĩ Richemont vào tháng 11.

4/ VF mua Supreme với giá 2,1 tỷ đô la Mỹ

Thương hiệu thời trang dạo phố nổi tiếng đến từ New York đã chính thức đổi chủ vào tháng 11 vừa qua, khi được VF, chủ sở hữu một loạt các tên tuổi như Vans, The North Face, Dickies và Timberland, có trụ sở tại Mỹ, mua lại với mức giá 2,1 tỷ USD – cái giá không thấp đối với thương hiệu hiện chỉ có 12 cửa hàng trên toàn thế giới.

Bên bán là các công ty đầu tư Goode Partners và The Carlyle Group, những người từng mua lại 50% cổ phần với mức giá 500 triệu đô la Mỹ vào năm 2017.

Hiện, Carlyle cũng đã bán và chuyển nhượng thương hiệu Golden Goose sang cho Permira vào tháng 2 với mức giá khoảng 1,56 tỷ đô la Mỹ.

Trụ sở của công ty cổ phần hàng xa xỉ của Pháp Kering bên trong bệnh viện Laennec cũ ở Paris, Pháp

5/ Moncler mua Stone Island với giá 1,4 tỷ đô la Mỹ và Chanel mua Ballin

Thị trường đồ thể thao cao cấp cũng đã được thống nhất phần nào vào tháng 12 khi Stone Island được mua lại bởi Moncler, bản thân nó từng là mục tiêu được đồn đại của tập đoàn hàng xa xỉ Kering vào cuối năm ngoái, nhưng đã không xảy ra vào tháng hai.

Thương hiệu Ý đã trả 1,15 tỷ euro cho Stone Island (khoảng 1,4 tỷ đô la Mỹ) để xúc tiến thương vụ đình đám này, với thỏa thuận 70% cho gia đình sáng lập và 30% cho công ty đầu tư Temasek của Singapore.

Trong thế giới giày dép, vào tháng 10, Chanel đã mua lại hãng giày cao cấp Ý là Ballin, hãng chuyên tạo ra những đôi giày dưới nhãn hiệu riêng của mình và cho các thương hiệu xa xỉ khác, bao gồm cả chủ sở hữu mới của nó.

Trong khi đó, vào tháng 7, công ty đóng giày cao cấp Pháp Clergerie đã được quỹ đầu tư tư nhân French Legacy Group mua lại từ First Heritage Brands và Giám đốc điều hành Escada Jean-Marc Loubier.

6/ Exor mua Shang Xia với giá gần 98 triệu đô la Mỹ

Nhà thiết kế Trung Quốc Jiang Qionger của thương hiệu Shang Xia


Shang Xia, thương hiệu Trung Quốc thuộc sở hữu của Hermès và nhà thiết kế Jiang Qionger, được mua với giá 80 triệu euro (khoảng 98 triệu USD) vào tháng 12 bởi Exor, do gia đình Agnelli, sở hữu Fiat, kiểm soát.

Và cuối cùng, Frasers Group, trước đây có tên là Sports Direct, được cho là đang xem xét việc mua lại thương hiệu phụ kiện da Mulberry, sau khi nâng cổ phần của mình trong công ty lên 37% vào tháng 11.

 

 

 

 

Theo: Luxuo

Bài viết mới nhất

Trước nhà trồng 1 cây ăn quả này, sung túc, đủ đầy, may mắn và tài lộc vào đầy nhà

Cây này trong phong thủy tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Nếu trồng cây loại cây này ở đúng vị trí sẽ...

Sang tháng 5 dương: 3 con giáp “bàn tay vàng trong làng may mắn”, hưởng lộc trời cho, giàu có nhất vùng

Sang tháng 5 dương sẽ là khoảng thời gian đáng mong đợi đối với những người sinh năm Dậu.Tuổi Dậu Những người tuổi Dậu rất...

5 giai đoạn khó khăn nhất trong hôn nhân, vợ chồng vượt qua được sẽ hạnh phúc trọn đời

Sớm hay muộn, mỗi cặp vợ chồng đều phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng, mâu thuẫn căng thẳng.Một năm sau ngày cưới:...

Thương vụ hoàn hảo của Man Utd

Động thái hợp lý Thời điểm TTCN mùa Hè chính thức mở cửa đang đến gần, vì vậy, hầu hết các đội bóng cũng đã...

Rõ ‘quân bài trong tay áo’ của U23 Việt Nam

Cái tên được nhắc đến chính là Bùi Vĩ Hào, chân sút được mệnh danh là 'siêu dự bị' của U23 Việt Nam khi...