Ben Hogan (1912 – 1997) là một trong những golfer vĩ đại thế giới được ghi danh vào World Golf Hall of Fame và là người hoàn hoàn thành được trọn bộ Grand Slam.
Vào một buổi tối năm 1922 ở vùng quê Texas, sau khi xảy ra tranh cãi với vợ, người thợ rèn tên Chester Hogan đã sang một căn phòng khác, lấy khẩu súng lục ra khỏi túi rồi tự tử, dưới sự chứng kiến của cậu con trai 9 tuổi tên là Ben.
Phải chăng Ben Hogan là nhân chứng duy nhất của vụ tự tử này? Và cậu bé sẽ chịu ảnh hưởng ra sao khi lớn lên trong một gia đình không có người cha là trụ cột, thậm chí tận mắt nhìn thấy đấng sinh thành sẵn sàng đánh đổi mạng sống quý giá để chọn cái chết?
Chúng ta đều biết rằng, những đứa trẻ có bố mẹ tự tử thường dễ mắc chứng trầm cảm, hậu chấn tâm lý và gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Nhưng vượt lên trên sự đau buồn đó chính là áp lực kinh tế gia đình đang đè nặng trên vai một cậu bé 9 tuổi. Từ đấy, Ben bắt đầu đi bán báo để phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống. Đã có lúc Ben phải vượt cả quãng đường dài gần 12 cây số để đến sân Glen Garden Country Club, nơi mà cậu có thể kiếm thêm nhờ công việc xách túi gậy.
Đó là lúc “golf” và Ben gặp gỡ nhau. Những công việc trên sân đã giúp ông trau dồi kinh nghiệm cũng như chuẩn bị hành trang để tạo ra những điều tuyệt vời sau này.
Câu chuyện của Hogan tưởng chừng như không thể bởi ông không sở hữu tài năng thiên phú như Sam Snead hay Byron Nelson. Hogan chạm đến thành công bằng sự kiên trì không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm trời. Khi 27 tuổi, ông vẫn chưa hề chiến thắng một giải đấu nào. Sự nghiệp lại bị gián đoạn khi ông phải tham gia quân ngũ trong Thế Chiến thứ II. Mãi đến khi 34 tuổi, ông mới giành được giải vô địch đầu tiên trong đời. Ba năm sau, ông suýt nữa đã chết vì tai nạn, chân ông gãy nát tưởng chừng như không thể đi lại được nữa. Thế nhưng, chỉ một năm sau Hogan đã vô địch giải U.S. Open 1950.
Đến năm 1953, Hogan vô địch 2 sự kiện major, Masters và U.S. Open. Vì vết thương vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nên năm này, Hogan chỉ tham gia được 6 giải đấu, trong đó, ông đã thắng được 5 sự kiện. Từ Open Championship trở về, ông được vinh danh trong cuộc diễu hành trên đường Broadway. Sau đó, ông lui về sống phần lớn cuộc đời tại vùng quê Texas. Có lẽ vì ông không quen sống với “hào quang”.
Đối với nhiều người, Hogan là biểu tượng của một golfer và cũng là mẫu hình của một người đàn ông thực thụ. Vẻ ngoài sáng lạng, bản tính trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, kỷ luật, một người có sức chịu đựng, sẵn sàng ứng phó với các tác động từ bên ngoài lẫn bên trong.
“Ben là một ẩn số với nhiều người, thậm chính với chính ông ta. Vì lý do nào đó tôi không rõ, ông ta thích trở nên bí ẩn, không muốn nhiều người biết về mình.” – theo lời nhận xét của Byron Nelson.
Hogan nổi tiếng là người lạnh lùng ít nói, ông thường né những cuộc trò chuyện xã giao, hay nói đúng hơn là tránh giao tiếp với mọi người. Ông không thích những cuộc phỏng vấn. Ông sẵn sàng trừng mắt lạnh lùng từ chối những kẻ xin chữ ký trên đường.
Hogan đơn độc một mình, không con không cái. Ông muốn tổ ấm của mình chỉ có độc một chiếc giường để khỏi có khách nào ngủ lại. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005, Arnold Palmer kể lại lối sống lạnh lùng của Hogan khi ông chưa một lần gọi tên Palmer. “Tôi thấy rất phiền lòng. Tôi không chắc vì sao ông ấy không gọi tên tôi. Nhưng cho đến ngày ông ta qua đời, tôi cũng không còn bận tâm nữa.”
Tính chống đối ở nam giới của Hogan như một tiếng thét câm lặng. Ông sống biệt lập và tránh né mọi người là chuyện dễ hiểu. Nhưng ít người hiểu cách làm cho những phẩm chất này thành một phần đặc biệt trong cuộc sống.
Golf thường đem lại những bài học tốt. Nhưng cũng dạy nam giới cách ứng xử phù hợp dựa trên sức chịu đựng và kiềm chế những tính cách khác biệt để duy trì các mối quan hệ. Có thể nói, golfer là những người cô đơn trong hành trình tìm kiếm “sự phù hợp”.
Chúng ta thường khuyến khích con cháu hãy “đàn ông” rằng: Không được khóc trong mọi trường hợp, không biểu lộ cảm xúc (trừ việc tức giận sẽ thể hiện được tính cách đàn ông); không nói nhiều; giống như một bánh răng không mốc nối, liên hệ với bộ phận nào cả trong cùng một bộ máy vô tri vô giác. Chúng ta đã vô tình tạo ra những con người cô đơn như: John Wayne, Charles Bronson, Clint Eastwood. Travis Bickle, Timothy McVeigh, Ted Kaczynski.
Nhiều người đàn ông đã làm mọi việc như vốn phải làm để rồi nằm giường trị liệu ở tuổi trung niên vì ho cảm nhận mình như những xác sống. Mặc cho những câu chuyện thành công trên báo đài, khi họ một mình, họ đích thị là những con người mạnh mẽ nhưng đơn độc.
Theo: golfandlife