2018-04-24 10:41:59
{"xe-doi-song":"Xe&\u0110\u1eddi s\u1ed1ng"}
{"anh-duc":"anh \u0111\u1ee9c","duc":"\u0110\u1ee9c","giao-thong":"giao th\u00f4ng","nhuong-duong":"nh\u01b0\u1eddng \u0111\u01b0\u1eddng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:1500:1000:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE4LzA0L3RyYWZmaWMtMTQzMzkxLmpwZw.webp

Cách tài xế Đức nhường đường

Người Đức sợ mắc lỗi, điều này thể hiện khá rõ trong văn hóa nhường đường.

Người Việt hướng dẫn cách chạy xe trên cao tốc Autobahn ở Đức / Năm mức tốc độ quan trọng trên ôtô ở Đức

Khi quan sát thấy người đi bộ hoặc xe đạp muốn qua đường, kể cả không có vạch đi bộ, các tài xế cũng thường sẽ nhường đường, chỉ vượt khi khoảng cách đủ rộng, thường là 1-2 m tùy tốc độ. Khi di chuyển vào đường hẹp, có quyền ưu tiên nhưng lại có một xe ngược chiều đang chạy tới và không có khoảng trống để xe đó tấp vào, tài xế cũng thường sẽ nhường đường nếu có đủ khoảng trống.

Ở những ngã tư đường đồng cấp mà không có đèn giao thông (thường là ở trong khu vực 30, nghĩa là được chạy tối đa 30 km/h), tất cả đều giảm tốc độ và nhường đường theo luật (phải trước, trái sau). Nếu một xe muốn rẽ trái và đường đó chỉ có mỗi làn một chiều, xe đó sẽ bật đèn xi-nhan và đi chậm hoặc dừng lại, tất cả những xe đi phía sau đều phải làm như vậy, và họ kiên nhẫn làm như vậy.

Có làn đường ngược chiều rất đông xe và tất nhiên là người rẽ trái cần phải nhường đường cho những xe ở làn ngược chiều đấy, họ vẫn kiên nhẫn chờ. Tất nhiên, trường hợp này chủ yếu xảy ra ở đường trong thành phố và những đường tốc độ thấp, trên cao tốc sẽ không bao giờ có lối rẽ trái như vậy.

Nếu muốn nhường đường cho ai trong khi mình có quyền ưu tiên thì nháy đèn pha. Các tài xế được nhường thường giơ tay lên để cám ơn và người nhường giơ tay đáp lại. Đây cũng là điều làm tôi và gia đình rất ấn tượng khi tham gia giao thông tại Đức.

Nhìn chung, người Đức rất tuân thủ luật giao thông và lái xe rất nghiêm túc và có trách nhiệm, sẵn sàng nhường đường nếu điều đó tốt hơn cho việc lưu thông của tuyến đường. Xe đạp và người đi bộ là những người thường được “đối xử” tốt hơn.

Theo VNE

Bài viết mới nhất

Đặng Ngọc Xuân Thiện – “Hot boy ngựa vòng” bứt phá ngoạn mục giành HCV thế giới tại Varna 2025

Vượt qua những giới hạn của bản thân, thi đấu bản lĩnh và đầy khí chất, Đặng Ngọc Xuân Thiện –...

Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc lĩnh vực Thể dục Thể thao 2025: Nơi Gặp Gỡ Đam Mê, Khát Vọng và Sáng...

Sáng 9/5/2025, Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng, kết hợp cùng Hội Khoa học TDTT Việt Nam,...

Nguyễn Hoài Nam Anh – Tài năng trẻ Việt Nam tỏa sáng tại giải đua xe F4 Đông Nam Á 2025

Nguyễn Hoài Nam Anh (tên thường gọi là Ben), con trai của Hoa khôi Thể thao 1995 Nguyễn Thu...

Lịch sử UFC gọi tên Quang Lê – Niềm tự hào người Việt trên đấu trường quốc tế

Rạng sáng ngày 4-5-2025 (giờ Việt Nam), võ sĩ gốc Việt Quang Lê đã làm nên lịch sử khi giành chiến...

Võ thuật TP.HCM: Nơi hội tụ, phát triển và chuyển mình cùng thời đại

Là đầu tàu kinh tế và văn hóa của cả nước, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh còn được...