Bỏ đi những phần này của quả nho là bạn đã bỏ phí một phần dinh dưỡng rất lớn.
Vỏ và hạt nho chứa rất nhiều dinh dưỡng
Nghiên cứu cho thấy quả nho chứa nhiều các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, nhất là resveratrol. Các chất này được tập trung nhiều ở phần vỏ, hạt và thân cây nho.
Vỏ nhau có lượng resveratrol cao hơn nhiều so với phần thịt của quả nho. Resveratrol có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt.
Việc ăn nho cả vỏ giúp bảo vệ tim mạch, làm máu lưu thông tốt hơn, cải thiện các vấn đề về huyết áp, ngăn ngừa sự ngưng kết tiểu cầu…
Phần hạt nho cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó chứa proanthocyanidins – một chất chống oxy hóa mạnh. Chiết xuất từ hạt nho đã được đưa vào sử dụng để hạ cholesterol máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch…
Vì vậy, khi ăn nho, bạn không nên bỏ phí phần vỏ và phần hạt.
Để ăn cả vỏ và hạt nho, bạn cần chú ý chọn loại nho có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn những quả nho căng mọng, chùm nho đều, cuống tươi. Quả nho có vỏ mịn, màu sắc tươi tắn, không bị dập nát.
Nho mua về nên rửa thật kỹ. Cắt rời từng quả ra khỏi chùm để đảm bảo rửa sạch các chất bẩn bám trên quả nho. Ngâm nho trong nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ chất bẩn. Rửa nho nhiều lần dưới vòi nước sạch để đảm bảo các tạp chất trên vỏ nho được rửa trôi.
3 thực phẩm không nên kết hợp với nho
Nho không kết hợp với sữa
Trong quả nho có nhiều loại axit như axit citric, axit tartaric, axit malic.. Trong khi đó, sữa lại là thực phẩm chứa nhiều protein. Axit gặp protein sẽ tạo ra phản ứng kết tủa. Ngoài ra, vitamin C trong quả nho có thể phản ứng với một số thành phần khác của sữa. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Những người có sức khỏe đường tiêu hóa không tốt có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Do đó, nên sử dụng hai loại thực phẩm này cách nhau khoảng 1 tiếng.
Không ăn nho sau khi uống nhân sâm
Từ lâu nhân sâm đã được coi là một loại dược liệu quý mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Nhân sâm bổ nhưng không nên sử dụng cùng lúc với nho. Trong quả nho có chứa axit tanic – một loại polyphenolic. Khi thủy phân, nó sẽ tạo ra lucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác. Đây là lý do chúng ta cảm thấy vị ngọt khi ăn nho. Axit tannic khi gặp protein trong nhân sâm sẽ gây ra hiện tượng kết tủa. Nó làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm và cũng không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không ăn nho cùng hải sản
Nho chứa axit tannic có thể kết hợp với protein trong cá, tôm, cua… tạo ra kết tủa không tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây kích thích ruột, dạ dày, dẫn tới đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.