2024-06-11 12:50:00
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS55ZWFoMS5jb20vZmlsZXMvdGhpZW50cnVjLzIwMjQvMDYvMTEvdmF0LXRoZS1sYS1naXVhLWxvbmctc29uZy1vLXRoYW5oLWhvYS1uZ2hpLWxhLW5nb2ktbW8tY28tY3VhLW51LWdpb2ktNi0xMzE2MjUuanBn.webp
Array

Bí ẩn vật thể lạ giữa lòng sông ở Thanh Hóa, nghi là ngôi mộ cổ của một người phụ nữ

Một đoạn sông Chu chảy qua khu vực thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã tồn tại một vật thể bí ẩn. Theo lời kể của người dân sinh sống trong khu vực này, tương truyền vật thể bí ẩn này là ngôi mộ cổ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trầ – một trong những người vợ của Hoàng đế Lê Lợi thời Hậu Lê. Vậy vì sao mộ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần lại nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh thế này?

Theo nhiều tài liệu ghi chép, vua Lê Lợi có 3 người vợ và một trong số đó là Trần Thị Ngọc Trần (sau này đổi tên thành Phạm Thị Ngọc Trần). Trong một lần vua Lê Lợi sang sông, thoáng thấy nương dâu và một cô gái xinh đẹp chân quê nhưng vô cùng hiền thục, dịu dàng. Vua Lê Lợi hỏi mới biết cô gái họ Trần, tên húy là Ngọc Trần, quê ở làng Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

vat-the-la-giua-long-song-o-thanh-hoa-nghi-la-ngoi-mo-co-cua-nu-gioi-5
Tranh vẽ minh họa vua Lê Thái Tổ và người vợ thứ 3 của ông – bà Phạm Thị Ngọc Trần

Vua Lê Lợi lúc bấy giờ xưng là Bình Định Vương, phất cờ khởi nghĩa. Vì cảm mến vua Lê Lợi nên bà Trần Thị Ngọc Trần đã xin được đi theo hầu. Trên suốt chặng đường, bà nhiều lần cùng đoàn quân của vua vượt qua khó khăn, hiểm cảnh. 

Năm Ất Tỵ 1425, Lê Thái Tổ vây đánh thành Nghệ An. Lúc đánh đến Triều Khẩu (huyện Hưng Nguyên ngày nay), khi nghĩa quân chuẩn bị vượt sông thì bất ngờ trời nắng bỗng nổi cơn giông mù mịt không thấy được đi, sóng cũng bắt đầu dâng cao nên quân lính và voi chiến đều phải dừng chân.

Người dân địa phương mách bảo muốn vượt qua sông an toàn thì phải thực hiện lễ tế thần Phổ Hộ. Theo tập tục tế thần ở địa phương, cần hiến tế một người con gái cho thần sông, lúc đó thần sẽ phù hộ cho nghĩa quân vượt qua nguy khó, đánh thắng kẻ thù. Cả đêm vua cứ thao thức mãi về vấn đề này không ngủ được.

vat-the-la-giua-long-song-o-thanh-hoa-nghi-la-ngoi-mo-co-cua-nu-gioi-1
Lòng sông Chu nơi phát hiện vật thể lạ

Trời tờ mờ sáng, vua nằm mơ thấy một vị thần đến bảo, nếu tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ phù hộ tướng quân dẹp được giặc, làm nên nghiệp đế vương. Nhà vua đã kể lại giấc mơ này với những người vợ của mình, bà Phạm Thị Ngọc Trần đã ngay lập tức tự nguyện xin được làm vật tế cho thần. 

Lúc này, bà có một người con trai là Hoàng tử Nguyên Long 3 tuổi. Sau khi đưa con cho người hầu trông coi, Bình Định Vương lập đàn tế thần và hiến tế người vợ thứ 3 của mình. Trời đang nổi cơn giông bỗng dưng trở nên yên ắng, nghĩa quân cũng thành công qua sông an toàn. Bình Định Vương một đường đánh từ Nghệ An đến Hà Tĩnh, vượt qua Tân Bình, Thuận Hóa thành công đánh đuổi quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước và mở ra nền độc lập cho Đạt Việt.

vat-the-la-giua-long-song-o-thanh-hoa-nghi-la-ngoi-mo-co-cua-nu-gioi-4
vat-the-la-giua-long-song-o-thanh-hoa-nghi-la-ngoi-mo-co-cua-nu-gioi-2
Đền thờ của bà Phạm Thị Ngọc Trần ngày nay

Sau này, để tưởng nhớ công ơn của người phụ nữ hy sinh gieo mình xuống sông, vua Lê Thái Tổ đã cho người rước mộ bà từ Triều Khẩu về Lam Kinh. Lúc linh cữu của bà được đưa đến chợ Mía, làng Thịnh Mỹ thì trời nổi giông bão, quân lính phải tạm dựng trại ngủ qua đêm để ngày mai tiếp tục hành trình. Nào ngờ sáng hôm sau, mối đã phủ lên quan tài của bà Phạm Thị Ngọc Trần dày như một nấm mộ lớn.

Sau khi báo cáo với nhà vua, cảm thấy có lẽ bà Phạm Thị Ngọc Trần muốn ở lại nơi này nên vua sai người lập mộ ở chợ Mía, ngày nay gọi là đền Hiến Nhân. Làng Mía nằm cạnh sông Chu, theo thời gian, sông Chu thay đổi dòng chảy, mộ và đền thờ của bà đều trôi xuống làng Thượng Vôi, cách vị trí cũ khoảng 5 km.

Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, Lê Nguyên Long lên nối ngôi và trở thành vua Lê Thái Tông. Vua Lê Thái Tông đã suy tôn mẹ ruột của mình là Cung Từ Quang Mục Hoàng thái hậu.

vat-the-la-giua-long-song-o-thanh-hoa-nghi-la-ngoi-mo-co-cua-nu-gioi-3
Những khối trầm tích nổi lên quanh khu vực có vật thể lạ (Ảnh: Người Lao Động)

Những năm gần đây, người dân chèo thuyền trên sông Chu phát hiện một vật thể lạ nằm giữa dòng. Vật thể lạ này có hình khối, nghi là một ngôi mộ cổ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm xưa. Xung quanh khu vực phát hiện vật thể lạ có rất nhiều trầm tích nhìn xa giống như những khối đá ngầm. Khi lại gần quan sát hoặc lấy tay chạm vào thì giống như một hợp chất vôi vữa.

Trúc

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Đặng Ngọc Xuân Thiện – “Hot boy ngựa vòng” bứt phá ngoạn mục giành HCV thế giới tại Varna 2025

Vượt qua những giới hạn của bản thân, thi đấu bản lĩnh và đầy khí chất, Đặng Ngọc Xuân Thiện –...

Hội nghị Khoa học Sinh viên Toàn quốc lĩnh vực Thể dục Thể thao 2025: Nơi Gặp Gỡ Đam Mê, Khát Vọng và Sáng...

Sáng 9/5/2025, Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng, kết hợp cùng Hội Khoa học TDTT Việt Nam,...

Nguyễn Hoài Nam Anh – Tài năng trẻ Việt Nam tỏa sáng tại giải đua xe F4 Đông Nam Á 2025

Nguyễn Hoài Nam Anh (tên thường gọi là Ben), con trai của Hoa khôi Thể thao 1995 Nguyễn Thu...

Lịch sử UFC gọi tên Quang Lê – Niềm tự hào người Việt trên đấu trường quốc tế

Rạng sáng ngày 4-5-2025 (giờ Việt Nam), võ sĩ gốc Việt Quang Lê đã làm nên lịch sử khi giành chiến...

Võ thuật TP.HCM: Nơi hội tụ, phát triển và chuyển mình cùng thời đại

Là đầu tàu kinh tế và văn hóa của cả nước, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh còn được...