Phô mai, sữa chua hay váng sữa đều là những thực phẩm tuyệt với giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách cho con ăn những thực phẩm này đúng thời điểm để mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Ngoài các loại sữa từ sữa mẹ, sữa tươi hay sữa bột thì phô mai, sữa chua và váng sữa cũng đều là những thứ cung cấp cung dinh dưỡng tuyệt vời mag cha mẹ nên bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cha mẹ nào cũng biết cách cung cấp các thực phẩm này đúng thời điểm để có thể mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
1. Phô mai
Phô mai là một sản phẩm từ sữa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ lớn, nhất là canxi. Chính vì vậy, mà phô mai là một trong những thực phẩm không thể nào thiếu đối trong quá trình phát triển lành mạnh của bé.
Thời điểm phù hợp cho bé ăn phô mai
Các chuyên gia khuyên rằng, khi bé đủ từ 7,6 – 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé ăn phô mai là tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ phải đảm bảo cho bé ăn một cách từ từ, không được cho ăn quá nhiều trong một lúc và dừng lại ngay nếu như các bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu, hay la khóc,…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời nào tuyệt đối cho vấn đề này, mà thay vào đó bố mẹ nên quan sát xem tình hình cơ địa của con mình như thế nào để có thể đưa ra quyết định. Vì trong trường hợp những bé vì có hệ tiêu hóa kém cho nên dù 6 tháng hay 1 tuổi thì vẫn chưa cho bé ăn phô mai được. Ngoài ra, phô mai là thực phẩm hơi khó tiêu cho nên cha mẹ không nên cho bé ăn phô mai sau bữa ăn vì có thể dẫn tới tình trạng bị đầy bụng, quấy khóc. Thời điểm tốt nhất cho bé ăn phô mai đó là lúc đói để có thể phát huy hết tác dụng.
Cho trẻ ăn bao nhiêu phô mai 1 ngày?
Phô mai miếng, viên:
– Trẻ từ 7-8 tháng: 12-14 gram/lần.
– Trẻ từ 9-11 tháng: 14 gram/lần.
– Trẻ từ 12-18 tháng: 14-17 gram/lần.
Phô mai tươi màu trắng dạng kem:
– Trẻ từ 5-6 tháng: 13 gram/lần.
– Trẻ từ 7-8 tháng: 20-24 gram/lần.
– Trẻ từ 9-11 tháng: 24 gram/lần.
– Trẻ từ 12-18 tháng: 24-29 gram/lần.
Thời gian tốt nhất cho trẻ ăn phô mai:
– Thời gian tốt nhất để cho bé ăn phô mai là buổi trưa.
– Cha mẹ nên nên chú ý hạn chế việc cho bé ăn phô mai vào buổi tối trước khi đi ngủ tránh bị đầy hơi.
2. Váng sữa
Váng sữa là một trong những loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Vì vậy mà váng sữa cũng được rất nhiều bậc cha mẹ tin dùng cho con cái của mình bởi hàm lượng chất béo rất cao giúp bổ sung thêm nhiều năng lượng cho hoạt động hàng ngày của trẻ.
Trẻ bao nhiêu tuổi mới được ăn váng sữa?
Số lượng váng sữa mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ ăn mỗi ngày, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định như độ tuổi, cân nặng và loại váng sữa sử dụng. Cụ thể như sau:
– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 1 hộp mỗi ngày.
– Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Từ 1 đến 2 hộp mỗi ngày, tùy vào khả năng dung nạp của từng trẻ.
Bên cạnh đó, một vấn đề mà cha mẹ nên đặc biệt lưu ý khi cho trẻ ăn váng sữa đó là đây là một trong nhưng thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn váng sữa quá mức vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ . Những nhóm trẻ không nên sử dụng váng sữa là: Trẻ dưới 6 tháng tuổi; trẻ đang bị thừa cân, béo phì; trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy và trẻ có tiền sử dị ứng đạm sữa bò.
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn váng sữa:
Lựa chọn thời điểm dùng váng sữa thích hợp sẽ giúp hỗ trợ trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất và hạn chế được các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. Một số lưu ý về thời điểm nên cho trẻ ăn váng sữa:
– Không cho trẻ ăn váng sữa trước các bữa ăn chính vì sẽ khiến trẻ no bụng và từ bỏ bữa ăn chính.
– Thời điểm trẻ ăn váng sữa tốt nhất là các bữa ăn phụ buổi sáng và buổi chiều (khoảng 9 giờ sáng và 15 giờ chiều). Trong trường hợp bé dễ bị nôn trớ do quá no bụng, cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa sau bữa chính từ 1 đến 2 giờ.
– Không nên cho trẻ ăn váng sữa buổi tối hay trước thời điểm đi ngủ vì điều này có khả năng gây đầy bụng, và dẫn tới tình trạng bị khó ngủ, quấy khóc.
3. Sữa chua
Sữa chua luôn là một trong những món ăn ngon và bổ dưỡng rất tốt cho đường tiêu hoá, giúp cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương khớp, được rất nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ. Trong sữa chua có chứa acid lactic và canxi giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi cho trẻ.
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua
– Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: Lợi khuẩn phát triển tốt hơn. Lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa.
– Buổi xế chiều: Chống bức xạ và giảm căng thẳng. Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra.
– Buổi tối trước khi ngủ 1-2 tiếng: Hấp thụ canxi tốt nhất. Thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao.
Độ tuổi phù hợp cho trẻ ăn sữa chua
Cha mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 7 tháng tuổi với liều lượng phù hợp như sau:
– 6-10 tháng: 50 gram/ngày.
– 1-2 tuổi: 80 gram/ngày.
– Trên 2 tuổi: 100 gram/ngày, trẻ đã lớn thì có thể ăn nhiều hơn nhưng không nên quá nhiều tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua
– Không cho trẻ ăn sữa chua khi đang đói: Khi đói, độ pH trong dạ dày bằng 2, nên nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Trong khi đó, sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, tạo nên một môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
– Không cho trẻ ăn sữa chua đã được làm nóng: Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khỏe giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ.