Từ xưa, cha ông ta đã có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để lý giải cho việc đa dạng và phong phú trong ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng Việt được cho là không chỉ phức tạp về cấu trúc, kiểu câu, từ vựng mà còn mang tính đa nghĩa nhờ cách ghép các thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang). Vì sự kết hợp này nên có nhiều hiện tượng như đồng âm khác nghĩa hoặc khác âm đồng nghĩa…
Nhiều người đã vận dụng sự đa dạng của tiếng Việt để ra đề những câu đố nhức não. Thậm chí, việc biến chuyển linh hoạt của các thanh điệu cũng được nhắc đến. Ví dụ như có nhiều chữ dù bỏ thanh điệu nhưng vẫn không thay đổi ý nghĩa của từ. Những câu đố dạng này từng gây sốt trong các đề bài tập tiểu học cũng như những chương trình tri thức.
Gần đây, cộng đồng mạng Việt Nam “đào” lại một câu đố từng khiến nhiều người hoang mang, thậm chí “bó tay” chịu thua nhưng lại được các em học sinh tiểu học đáp đúng đáp án. Câu hỏi này từng xuất hiện trên sóng chương trình Nhanh Như Chớp và nhận được sự gật gù của khán giả.
Nội dung câu hỏi như sau: Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa? Đầu tiên, khi nghe đến câu hỏi này, mọi người sẽ cảm thấy khó hiểu vì không biết trong từ điển tiếng Việt, từ nào có sự thay đổi về thanh điệu mà vẫn không đổi nghĩa?
Nếu không tinh tế thì nhiều người sẽ không biết được đáp án chính xác của câu hỏi này. Sau khi câu hỏi được đăng tải lên mạng đã nhận về rất nhiều sự phản ứng của netizen. Tuy nhiên, nếu cẩn thận suy xét một chút, có nhiều từ trong tiếng Việt khi bỏ dấu vẫn không thay đổi ý nghĩa ban đầu.
Những từ xuất hiện trong đáp án bao gồm:
– Nếu bỏ dấu sắc mà không đổi nghĩa là từ “Tứ” (Vì “tứ” là số 4; mà “tư” cũng mang nghĩa là số 4)
– Nếu bỏ dấu huyền mà không đổi nghĩa là từ “Lùi”, “Lờ”, “Ngừng”… (Vì “lùi” hay “lui” đều ám chỉ hành động chậm hơn so với trước đó; “lờ” hay “lơ” đều mang nghĩa cố tình không quan tâm, không biết; “ngừng” hay “ngưng” đều mang nghĩa là không tiếp tục hành động đang diễn ra).
Trúc