Cầu thang còn là nơi thu hút mọi yếu tố tự nhiên cũng như phong thuỷ cho ngôi nhà. Ngoài chức năng lưu thông, cầu thang còn dẫn lối cho không khí và ánh sáng của ngôi nhà. Do vậy, nếu đặt sai vị trí cầu thang thì gia chủ có thể bị ảnh hưởng về sức khoẻ, tài lộc.
Theo phong thủy, cầu thang không chỉ là cầu nối giữa các tầng trong nhà mà còn là nơi lưu thông các dòng chảy năng lượng. Vì vậy, nếu đầu cầu thang xông thẳng ra cửa chính sẽ như một chiếc miệng mở to, đẩy hết sinh khí ra khỏi nhà. Gia chủ sống trong ngôi nhà như vậy sẽ khó tích tụ tài lộc. Nếu thiết kế nhà như vậy thì có thể chắn bình phong, đặt gương phản chiếu hay bày chậu cây, chuông gió trước cửa nhà. Nếu nhà dùng cầu thang xoắn cũng làm rối loạn khí trường, ức chế các dòng chảy quanh co.
Vì vậy, khi xây nhà nhiều tầng, cần phải đặc biệt chú ý đến vị trí và hình dáng cầu thang. Chúng có thể mang đến an lành hoặc tin dữ cho gia đình. Quan trọng nhất khi xây cầu thang là tính số bậc để tránh bệnh tật, xui xẻo.
Cách đếm bậc cầu thang chuẩn phong thủy
Cách tính bậc được tính theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang trong nhà. Nếu cầu thang có chiếu nghỉ chỗ này cũng được tính là một bậc. Số bậc thang trong nhà nên rơi vào cung “sinh” trong “sinh, lão, bệnh, tử” là tốt nhất.
Bậc đầu tiên là Sinh
Bậc thứ hai là Lão
Bậc thứ ba là Bệnh
Bậc thứ tư là Tử
Bậc thứ năm lại là Sinh
Và cứ thế tiếp tục lại là các bậc “Lão”, “Bệnh”, “Tử”,…Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà theo công thức: 4n 1, trong đó “n” là số lần chu kì lặp lại.
Số chu kì Số bậc vào cung Sinh 1 5 2 9 3 13 4 17 5 21 n 4n 1
Trong thiết kế nhà cửa thông thường, số bậc thang đẹp để có độ dốc phù hợp thường là 17, 21 hoặc 27.
Tuy vậy, trong cuộc sống không có điều gì là hoàn hảo. Sinh khí quá vượng khiến gia chủ không gánh được sẽ hóa thành sát khí. Chẳng hạn như nếu ngôi nhà có năm tầng mà chủ nhà bố trí cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để vào cung “Sinh” thì sẽ “Tử”. Trên đời nếu đã có “Sinh” thì sẽ có “Tử”. Nếu đếm tổng số các bậc thang của cả năm tầng trong nhà sẽ là 84 bậc – nơi vào cung “Tử”.
Tránh làm cầu thang ở cuối nhà
Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, việc bố trí cầu thang ở cuối nhà có nhiều lợi điểm, như: Tiết kiệm diện tích; có thể giảm được diện tích cầu thang cho nhà ống; dành diện tích phía trước để kinh doanh; gọn gàng khi bố trí các không gian chức năng khác…
Tuy vậy, khuyết điểm khi bố trí cầu thang ở cuối nhà là các không gian ở tầng trên bị hạn chế trong việc lưu thông khí.
Bởi khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoát ở phía sau. Nếu cầu thang đặt ở vị trí cuối nhà thì các tầng trên sẽ lần lượt bị suy khí. Điều này sẽ làm giảm sức khỏe, tài lộc của những người trong nhà.
Tránh xây cầu thang xoắn ốc
Cũng như cầu thang ở cuối nhà, cầu thang xoắn ốc có ưu điểm là tiết kiệm diện tích, thích hợp cho những ngôi nhà nhỏ. Ngoài ra, loại cầu thang này rất dễ lắp đặt và tháo ráp, đặc biệt là cầu thang làm bằng gỗ, inox hay kính lắp ghép.
Nhược điểm khi làm cầu thang xoắn ốc là độ dốc của bậc thang sẽ gây khó chịu khi sử dụng, nhất là với người già, trẻ nhỏ. Thiết kế dạng đi vòng tròn của loại cầu thang này còn có thể khiến người sử dụng bị hoa mắt, chóng mặt.
Trong phong thuỷ, cầu thang xoắn ốc mang đến điềm gở bởi luồng khí trong nhà sẽ bị xoắn quanh cầu thang và đi thẳng lên trên. Vượng khí trong nhà cũng bị xoắn lại, không tốt cho gia chủ và người phái nam trong nhà.
Không nên dùng kiểu cầu thang bậc hở
Với các xu hướng trang trí nội thất hiện đại như ngày nay, việc thiết kế cầu thang bậc hở không còn quá xa lạ. Ưu điểm của loại cầu thang này là tính thẩm mỹ cao, giúp không gian dưới gầm cầu thang thông thoáng và có nhiều ánh sáng.
Trong phong thủy, cầu thang phải đảm bảo tính chứa và dẫn khí, không được thoát khí, hai bên bậc cầu thang phải có thành che chắn. Bởi vậy những kiểu cầu thang có bậc lên xuống hở sẽ không tốt cho ngôi nhà vì đã bị thoát hết khí.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)