2022-11-14 22:06:08
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly93d3cudm90aHVhdC52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDIyLzExLzkwYWFmYjgxX2Q0MzZfNGYwZV85YWM4XzdjYTEwMjNmNDUzNF81MWExODdhYi5qcGVnLndlYnA=.webp

Chiêu trò tình dục hóa phim võ thuật Hong Kong

Trong thập niên 1970, khi được phát hành ở Mỹ, các bộ phim võ thuật Hong Kong đều bị bóp méo tiêu đề, poster theo hướng tình dục hóa để thu hút khán giả ra rạp.

Vào thập niên 1970, phim võ kungfu Hong Kong là một trong những dòng phim ăn khách nhất tại Mỹ. Bởi khán giả chưa biết đến khái niệm phim siêu anh hùng, kỹ thuật đồ họa giai đoạn đó cũng chưa cho phép sản xuất những tác phẩm chuyển thể từ truyện tranh Marvel. “Phim kung fu và phim về ninja là cách gần gũi và dễ dàng nhất để khán giả tiếp cận những siêu anh hùng trong mơ của họ”, SCMP nhận xét.

Nhưng dù đã là dòng phim ăn khách, các nhà phát hành vẫn tìm đủ mọi cách để gia tăng lượng người ra rạp theo dõi tác phẩm, trong đó có cả những “chiêu” như tình dục hóa hình tượng nhân vật, nói dối về nội dung phim…

Lý Tiểu Long và dòng phim kung fu được ưa chuộng rộng rãi ở Mỹ vào thập niên 1970.

Sự kết hợp giữa trào lưu khiêu dâm và võ thuật ở thị trường Mỹ

Trong nhiều năm, các nhà phân phối phim tại Mỹ thường thay đổi các chi tiết trên poster, nhấn mạnh vào các yếu tố tình dục để rao bán phim võ thuật Hong Kong. Thậm chí, sự thay đổi của đơn vị phân phối còn nghiêm trọng đến mức gây hiểu nhầm về nội dung tác phẩm.

Các kết luận trên được đưa ra từ nhà sưu tầm Chris Poggiali – một thủ thư làm việc tại New York. Ông đã thu thập các tấm poster phim võ thuật Hong Kong trong nhiều thập kỷ. Bộ sưu tập của ông thậm chí được đưa vào cuốn sách về lịch sử điện ảnh có tên These Fists Break Bricks.

Trả lời SCMP, Poggiali cho rằng sự thay đổi theo dòng chảy thời gian của điện ảnh võ thuật tại Mỹ có thể nhận thấy rõ ràng chỉ dựa trên các tấm poster.

Nhà phân phối mỉa mai “khu ổ chuột Thượng Hải” ngay trên poster bộ phim The Dragon’s Fatal Fist.

Khi bộ phim The Dragon’s Fatal Fist xuất hiện ở Mỹ vào thập niên 1970, tờ poster với câu khẩu hiệu đầy tính châm chọc được in và phát hành rộng rãi.

“New York có Harlem (một khu đô thị tập trung người Mỹ gốc Phi – PV), nhưng không một khu ổ chuột nào ở Mỹ có thể sánh với khu ổ chuột Thượng Hải”, tấm poster vẫn được rao bán đấu giá tới ngày nay ghi rõ.

Các nhà phân phối giai đoạn trước đã nhận ra đối tượng khán giả theo dõi phim võ thuật chỉ là thiểu số. Và để kết nối, thu hút đối tượng khán giả lớn hơn ở thành thị (mà chủ yếu là người da màu), các nhà phân phối có thể đổi tên phim thành Soul Brothers of Kung fu, hoặc Black Belt Soul Brother.

Bài đăng trích lời Poggiali, cho rằng đây là hành động tiếp thị bằng cách bản địa hóa, tạo cảm xúc cho người dân địa phương.

Ngoài cách trên, nhà phân phối ở Mỹ còn có xu hướng tình dục hóa các nhân vật nữ trong phim, bằng cách lợi dụng những góc quay phô diễn nét gợi cảm ngay trên poster để mời gọi khán giả.

Lý do cho việc làm trên là vào mùa hè năm 1973, tòa án tối cao Mỹ đã ra một số điều luật liên quan đến các cảnh quay dung tục trong phim ảnh. Nhóm nhà phân phối phim ảnh đã tìm hiểu thêm về điều luật, tránh để bản thân phải ngồi tù chỉ vì kiếm tiền.

Phương pháp các nhà phân phối phim nghĩ ra là chuyển sang thay đổi phim võ thuật, thay vì chăm chăm vào các tác phẩm khiêu dâm như trước. “Chỉ trong một đêm, các rạp thường chiếu phim người lớn bắt đầu đổi poster và chuyển sang chiếu phim võ thuật. Họ thậm chí đổi tên tác phẩm Lady Whirlwind (do Angela Mao Anh đóng) thành Deep Thrust và tặng kèm một tấm poster sexy”, SCMP viết.

Trang này viết thêm: “Nhưng cũng phải dành lời khen cho việc đổi tên Deep Throat, vì bộ phim đã trở thành cơn sốt vào năm đó (1972-1973). Họ đã cố gắng kiếm tiền từ hai trào lưu ăn khách khiêu dâm và võ thuật, chỉ bằng một bộ phim”.

Tấm poster được vẽ lại theo hướng tình dục hóa nhân vật nữ của bộ phim Lady Whirlwind (do Angela Mao Anh đóng).

Chiêu trò để tăng doanh thu bán vé

Câu hỏi đặt ra là khán giả Mỹ (ở thời điểm thập niên 1970-1980) có thấy thất vọng khi phát hiện ra những bộ phim võ thuật trên hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố gợi dục nào? Bởi chỉ cần khi trailer được tung ra, khán giả sẽ phát hiện đây là bộ phim võ thuật thuần túy.

Câu trả lời là các nhà phân phối sẽ dồn toàn bộ cảnh “hở” nhất hay táo bạo nhất vào những đoạn phim “nhá hàng”. Đây là cách công ty New World Pictures của Roger Corman đã làm trong nhiều năm: Đưa toàn bộ cảnh khỏa thân (nếu có) và bạo lực vào trailer.

Corman thậm chí yêu cầu có thêm cảnh 18+ trong The Water Margin (Thủy Hử) – tác phẩm của Shaw Brothers được phát hành tại Mỹ. Đó là cảnh các nhân vật nữ để ngực trần, chỉ được quay ngắn và để dành cho trailer.

Poster khi phát hành tại Mỹ của Bruceploitation – bộ phim ghi hình sau khi Lý Tiểu Long qua đời.

Với Bruceploitation – bộ phim khai thác những câu chuyện về Lý Tiểu Long, tác phẩm được quay sau khi ông qua đời vào năm 1973. Nhà sản xuất cố gắng tìm kiếm các diễn viên có ngoại hình tương tự ngôi sao võ thuật, sau đó tiến hành quay chụp với quan điểm chỉ cần có tên Lý Tiểu Long hiện trên poster là đủ để bán vé, thu hút khán giả.

Khi bộ phim được lựa chọn để phát hành tại Mỹ, các nhà phân phối đã đổi tên tác phẩm thành Blood Brothers of Lee. Các diễn viên cũng được gọi là Blood Brothers of Lee, như một cách phủi sạch sự liên quan đến Lý Tiểu Long.

Ngoài ra, đơn vị phát hành còn có một “chiêu” là liên kết các phim của một ngôi sao đã có tiếng lại với nhau. Chẳng hạn, ngôi sao võ thuật La Liệt đã nổi tiếng ở nước Mỹ nhờ bộ phim Năm ngón tay tử thần. Khi một tác phẩm khác của La Liệt được phát hành ở Mỹ, bộ phim đó được đổi tên thành Sự trở lại của năm ngón tay tử thần, dù hai tác phẩm không hề liên quan.

Hoặc bất cứ khi nào Thạch Kiên – người đóng vai Han trong Long tranh hổ đấu (Enter The Dragon) (1973) xuất hiện trong một sản phẩm mới, đơn vị phân phối sẽ đưa hình anh lên poster và chú thích với khán giả: “Nhìn anh ấy đi, các bạn có nhớ anh ấy không? Chính là Han của Long tranh hổ đấu”.

Cách trên được áp dụng cho tên tuổi của Thạch Kiên tới 3-4 lần, theo SCMP. Và “chiêu” mượn tên tuổi và phim cũ này được các đơn vị phân phối lạm dụng trong nhiều năm.

Long tranh hổ đấu (Enter The Dragon) là một trong những phim kung fu nổi tiếng nhất ở Mỹ.

Theo Zing.vn

Bài viết mới nhất

“Man Utd không thể vô địch nếu có Maguire trong đội hình”

Nhận định về Harry Maguire, Paul Parker cho rằng trung vệ này chỉ đang có cơ hội ra sân vì Lisandro Martinez dính chấn...

“Có thể Casemiro đang nhớ Real một chút”

Trao đổi về những thông tin cho thấy Casemiro đã hối hận vì chuyển đến Manchester United, cựu cầu thủ Paul Parker chia sẻ: “Nói...

CĐV nóng bỏng nhất Man United khoe dáng trên biển

Gudmundsen là một CĐV nhiệt thành của Man United ngay từ khi còn nhỏ. Thậm chí có nhiều thời điểm, Gudmundsen còn được cộng đồng...

Quyết định xuất sắc của Luis Enrique

 Hành quân đến Camp Nou trong khuôn khổ trận lượt về tứ kết Champions League, Paris Saint-Germain đã sớm phải nhận "gáo nước lạnh"...

Cách muối cà pháo chua ngọt đơn giản, giòn ngon mà không lo bị thâm hay có màng ủng

Với cách chế biến món cà pháo muối chua ngọt này, bữa cơm mùa hè của gia đình bạn sẽ hấp dẫn hơn.Trong các...