2022-11-13 13:00:35
{"sports":"Th\u1ec3 thao"}
[]

2 cao thủ văn võ giỏi nhất Tam Quốc nhưng thần bí, ít người biết đến, đào tạo nhiều nhân tài nổi tiếng nhưng không bao giờ xuống núi

2 cao thủ văn võ giỏi nhất Tam Quốc nhưng lại ít người biết, cả đời chưa hề xuống núi

Trong các nhân vật của Tam Quốc Diễn Nghĩa, có vô vàn hào kiệt xuất chúng đã làm nên lịch sử, thậm chí có nhiều màn “quay xe” đã khiến khán giả phải bất ngờ. Đó cũng chính là lý do người ta thích Tam Quốc bởi sự túc trí đa mưu, văn võ song toàn, mưu lược trong kế sách cũng như trận đấu. Ngoài những nhân vật nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Quan Vũ, Lưu Bị thì có lẽ ai cũng đã biết, thế nhưng còn 2 nhân vật xuất chúng rất ít người biết đến, họ là những người giỏi cả văn và võ, tiếc là đến hết đời cũng không hề xuất sơn, trong thời loạn lạc ắt dễ bị lu mờ.

Người đầu tiên đó là Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy, một kỳ tài thời Đông Hán Hoàn Đế. Ông từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế ngày đêm hoan lạc tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt lợi, vì vậy Thủy Kính tiên sinh mới từ bỏ ý niệm làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. . Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

Ngoài Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, lứa học trò kiệt xuất của ông còn rất nhiều cái tên nổi tiếng khác như Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên. Và Từ Thứ chính là người khiến Lưu Bị hiểu được tầm quan trọng của một quân sư trong quân đội, là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp.

Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung chết yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương, chính vì sự tồn tài của Từ Thứ mà tộc Hung Nô và tộc Khương không dám vượt biên.

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đổng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần Đổng Uyên đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng. Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đoạt mạng từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Đệ tử thứ hai của Đổng Uyên là Trương Nhậm, và đệ tử thứ 3 của Đổng Uyên là một nhân vật rất quen thuộc, Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Sau khi Triệu Vân xuất sơn không lâu thì Đổng Uyên cũng qua đời ở trên núi.

Theo Gamek.vn

Bài viết mới nhất

Hồi trống khai hội và những khoảnh khắc bùng nổ tại Giải vô địch Lân Sư Rồng Các đội mạnh Toàn quốc lần I...

Tiếng trống khai hội vang lên giữa sân chùa Hổ Sơn linh thiêng như một lời hiệu triệu: tinh hoa võ...

Khai mạc giải Lân Sư Rồng toàn quốc lần I 2025: Cuộc so tài đỉnh cao của bản lĩnh và truyền thống võ thuật...

Sáng 12/5/2025, Giải vô địch các đội mạnh Lân Sư Rồng toàn quốc lần thứ I chính thức khai mạc tại...

Giải vô địch các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I năm 2025 chính thức khởi tranh

Sáng ngày 12/5/2025, tại chùa Hổ Sơn – Quảng Nghiêm Thiền Tự (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Giải vô địch...

Khai mạc Giải Vô địch các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I năm 2025

Ngày 12 tháng 05 năm 2025 tại Chùa Hổ Sơn – Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định “Lễ khai mạc Giải...

Phạm Công Minh hạ knock-out ‘Thần Sấm’ Zakhar, bảo vệ thành công đai vô địch MMA

Tối 10/5, tại Nhà thi đấu Tây Hồ (Hà Nội), trận tranh đai hạng 84kg nam giữa Phạm Công Minh và...