2019-02-01 09:55:09
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:500:314:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE5LzAyL25oYXQtYmFuLXZzLXFhdGFyLWhhby1raGktc2FtdXJhaS1xdWV0LXNhY2gtdGF5LWEtMTAyMTI1LmpwZw.webp
Array

Nhật Bản vs Qatar: Hào khí samurai quét sạch Tây Á?

Nếu chia châu Á thành hai phần với lằn ranh là chức vô địch Asian Cup, thì Nhật Bản đang đứng đầu nhóm cựu vương với 4 lần lên ngôi cao nhất. Trong khi Qatar đang là đội mạnh nhất của phần còn lại, đại diện cho cách làm bóng đá của những tỷ phú dầu mỏ và khí đốt.

Đừng coi thường Nhật Bản

Khi Nhật Bản đánh bại Iran 3-0 nhẹ nhàng trong trận bán kết, cả châu Á hiểu rằng đừng dại mà đi coi thường đội tuyển từng 4 lần đứng trên đỉnh cao Asian Cup. Nhật Bản hóa ra chẳng hề “nghèo nàn” như lời nhận xét của những chuyên gia sau khi chứng kiến các trận đấu với Saudi Arabia và Việt Nam.“Samurai xanh” hoàn toàn có thể ghi nhiều bàn vào lưới đối thủ với lối chơi chủ động.

Có lẽ ít người biết rằng HLV Hajime Moriyasu vốn là môn đệ của bóng đá tấn công. Quãng thời gian thành công nhất của nhà cầm quân này trong sự nghiệp là khi dẫn dắt Sanfrecce Hiroshima vô địch J-League hai lần vào các năm 2012 và 2015. Trong cả hai lần, Sanfrecce Hiroshima của ông Moriyasu đều là đội bóng ghi nhiều bàn nhất giải đấu.

 - Bóng Đá

 Nhật Bản càng chơi càng hay tại Asian Cup 2019. Ảnh: AFC.

Nói vậy để thấy rằng, việc Nhật Bản quật ngã Iran 3-0 tại bán kết chẳng hề bất ngờ nếu nhìn vào truyền thống của đội tuyển này và cả tư tưởng tấn công ẩn bên trong Moriyasu. Sở dĩ nhà cầm quân này không hướng Nhật Bản tới lối chơi tấn công rực lửa như Sanfrecce Hiroshima ngày nào của ông là bởi những lo ngại về một kịch bản như tại World Cup 2018, khi Nhật Bản với tư tưởng tấn công đã ôm trọn trái đắng trước Bỉ tại vòng 1/8 dù đã dẫn trước tới 2 bàn.

Trong phòng họp báo trước trận chung kết, HLV Hajime Moriyasu của ĐT Nhật Bản tỏ ra khiêm nhường như thường thấy khi đánh giá cao sức mạnh của đối thủ Qatar nhưng không quên khẳng định “Nhật Bản có chiến lược riêng” để chiến thắng.

Trước Iran ở bán kết, người Nhật cũng phát đi một tuyên bố tương tự như vậy. “Chúng tôi biết Iran là đội bóng mạnh, nhưng sẽ tiếp tục chơi thứ bóng đá của riêng mình”, tiền vệ Genki Haraguchi nói. Kết quả trận cầu đó có lẽ không cần nói lại nữa. Đáng bàn là chính Haraguchi là người ấn định tỷ số sau một cú solo trước khi dứt điểm đẹp mắt.

Trước Qatar, Nhật Bản liệu có thể lặp lại kết quả đó?

 - Bóng Đá

 HLV Hajime Moriyasu từng đưa CLB Sanfrecce Hiroshima 2 lần vô địch J-League với hàng công mạnh nhất giải đấu. Ảnh: AFC.

Qatar đáng gờm cỡ nào?

Nếu như Nhật Bản chinh phục những khán giả khó tính nhất bằng màn trình diễn ngày càng thuyết phục theo từng trận, thì Qatar lại mang tới sức mạnh áp đảo tại Asian Cup 2019. Đội tuyển Tây Á đứng đầu vòng bảng với 9 điểm tuyệt đối, trong đó có chiến thắng 2-0 trước ông lớn của bóng đá châu Á, Saudi Arabia.

Tới vòng knock-out, Qatar lần lượt quật ngã Iraq, Hàn Quốc và cả đội chủ nhà UAE để ghi tên mình vào trận chung kết, trực tiếp khẳng định sự thành công trong công tác làm bóng đá mà quốc gia này đã theo đuổi một cách bài bản trong nhiều năm.

 - Bóng Đá

 Qatar lọt vào trận chung kết Asian Cup 2019 với thành tích tuyệt đối, thắng 6, ghi 16 bàn, sạch lưới. Ảnh: AFC.

Qatar chưa để thủng lưới bàn nào tại Asian Cup 2019 và đã nã vào lưới đối thủ tới 16 bàn, trong đó một mình Amoez Ali đã có 8 bàn, nhiều gần bằng thành tích ghi bàn của cả đội Nhật Bản (11 bàn). Về con số thống kê, rõ ràng Qatar đang cho thấy sức mạnh không thể xem thường trước trận chung kết.

Nhật Bản là truyền thống thì Qatar là đổi mới. Quốc gia này mới chỉ thực sự dấn thân vào làm bóng đá trong hơn một thập kỷ đổ lại. Và có đường hướng rất rõ ràng khi nhắm tới khu vực châu Phi, nơi mà những cầu thủ tài năng không hề hiếm, nhưng “không có cơ hội để được nhìn thấy” như lời mô tả của New York Times.

Chính phủ Qatar không tiếc tiền đầu tư để đưa đội tuyển bóng đá nước này trở thành điều gì đó lớn lao tại World Cup 2022 được tổ chức chính tại quốc gia Tây Á. 200 tỷ USD đã được đổ vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho World Cup 2022, bao gồm một mạng lưới đường sắt, khách sạn, các cung đường…

Những “nhà truyền giáo” như Xavi hay cả Iker Casillas, Manuel Neuer đều đã tới đây, góp gió để đưa Qatar trở thành cơn lốc Tây Á thực sự vào lúc này. Chức vô địch Asian Cup 2019, nếu có, sẽ là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bóng đá ở Qatar.

Châu Á liệu sẽ có tân vương hay Nhật Bản vẫn là sẽ ông vua ở sân chơi Asian Cup? Trận chiến vào lúc 21 giờ ngày 1/2 sẽ cho tất cả câu trả lời.

Bài viết mới nhất

Thành phố Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024

Khảo sát DDCI được tiến hành từ nay đến 15/12/2024, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất...

“Vĩnh Dạ Tinh Hà” Khép Lại Hoàn Mỹ với bộ ảnh Đêm Tân Hôn Kinh Dị Và Lãng Mạn

Sau cái kết trọn vẹn của “Vĩnh Dạ Tinh Hà”, nhà sản xuất đã tung bộ ảnh đặc biệt về đêm...

Việt Nam vô địch Futsal AFF Cup nữ 2024: Chiến thắng huy hoàng, khẳng định vị thế

Đội tuyển Futsal nữ Việt Nam đã xuất sắc giành chức vô địch AFF Futsal Cup Nữ 2024 sau một chiến...

Guler lý tưởng với Arsenal, nhưng ngược lại thì không

Arda Guler, tài năng trẻ thuộc biên chế Real Madrid, hiện đang là tâm điểm của những tin đồn chuyển nhượng khi Arsenal được...

Omar Marmoush: Người thay thế hoàn hảo nếu Salah rời Liverpool?

Liverpool được cho là đang nhắm đến Omar Marmoush, tiền đạo đang tỏa sáng rực rỡ tại Bundesliga mùa giải này. Theo nhà báo...