Từ khi chiến lược gia lão làng Arsene Wenger dẫn dắt Arsenal, ông rất chú trọng việc tạo quyền lực cho đội trưởng. Với Giáo sư, chiếc băng bé xíu trên tay một cầu thủ không đơn thuần là danh xưng để làm thủ tực trước và sau trận đấu mà đội trưởng là ngượi đại diện cho CLB từ lối đá đến tinh thần.
Khủng hoàng quyền lực
Thời của ngài Wenger đã sản sinh ra rất nhiều vị thủ lĩnh tài năng có thể kể đến như Tony Adams, Patrick Vieira, Thierry Henry và gần nhất là Per Mertesacker. Cầu thủ người Đức là biểu trưng cho lòng trung thành và nhiệt huyết thi đấu mạnh mẽ của Arsenal.
Từ khi anh nghỉ hưu và ngài Wenger không còn dẫn dắt đội bóng nữa thì chuyện về chiếc băng nhỏ xíu trên tay của cầu thủ bỗng dưng vô cùng lớn lao và nan giải dưới thời tân HLV Unai Emery. Hiện tại, chiến lược gia người Tây Ban Nha đang trao chức danh đội trưởng cho Laurent Koscielny nhưng anh này vẫn chưa thể hiện được cái uy của mình.
Với việc cầu thủ người Pháp đã lớn tuổi cộng thêm chấn thương nên anh không đồng hành cùng anh em đồng đội nhiều. Nếu Koscielny không thi đấu thì băng đội trưởng thuộc về Petr Cech. Nhưng trao cho thủ thành này làm thủ lĩnh thì không thuyết phục.
Năm nay, Cech cũng đã 36 tuổi và anh không còn giữ được phong độ ổn định nữa. Người gác đền mang quốc tịch CH Czech thường mắc sai lầm và đôi khi anh ngồi dự bị. Đội trưởng không thể là người hay ngồi dự bị và sai lầm thường xuyên như thế.
Với quan điểm của Emery, ông đặt niềm tin vào các cầu thủ có kinh nghiệm thi đấu và lớn tuổi để được sự tin tưởng của những ngôi sao trẻ hơn. Nhưng ông không thể lường trước được rằng nhưng cầu thủ đứng tuổi ở Pháo thủ hiện nay không mang một vẻ quyền uy đúng chất “anh đại.”
Chính vì sự khủng hoảng về băng đội trưởng nên hiện tại HLV Unai luôn xoay tua cầu thủ giữ danh vị này. Koscielny, Cech, Aaron Ramsey, Granit Xhaka và Mesut Ozil ai cũng mang được băng đội trưởng. Người đứng đầu phòng thay đồ của Arsenal là ai và quyền lực đang bị chia sẻ quá nhiều. Đây là điều đáng báo động.
Nội chiến tự giác
Nếu chiến lược gia người Tây Ban Nha cứ kéo dài tình trạng này thì rất dễ xảy ra nội chiến. Giả sử các cầu thủ của Arsenal hiền hậu và không muốn ganh đua đi nữa thì nội chiến cũng xảy ra. Vì trong một đội bóng luôn cần có một ai đó lĩnh xứng lối đá và tinh thần.
Tự khắc các thành viên sẽ bầu một cái tên làm quyền lực mới để họ có niềm tin phấn đấu. Hoặc điều tồi tệ nhất xảy ra là tập thể không hoà thuận và chia phe thì xung đột sẽ không thể kiểm soát. Unai càng chần chừ không chọn được người cốt lõi thì các cầu thủ sẽ tự giác tôn lên người đứng đầu.
Nếu nội chiến tự giác này đi quá xa thì không ai đảm bảo được rằng một ngày nào đó họ có thể sẽ thôn tính luôn cả uy quyền của HLV trưởng.