2017-04-07 13:13:38
{"xe-doi-song":"Xe&\u0110\u1eddi s\u1ed1ng"}
{"f1":"F1"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE3LzA0L0YxLW5lbi5qcGc=.webp

Vì sao F1 từ chối tổ chức giải đua Grand Prix ở Việt Nam

Mới đây tỷ phú Bernie Ecclestone – ông chủ của giải đua xe nổi tiếng nhất thế giới Công thức 1 đã tiết lộ với tờ Independent (Anh Quốc) về những công việc cuối cùng của ông trước lúc về hưu, trong đó có kế hoạch liên quan đến việc tổ chức giải đua này tại Việt Nam.

Tỷ phú Bernie Ecclestone.
Tỷ phú Bernie Ecclestone.

Cựu Chủ tịch của Formula One Group, đơn vị sở hữu giải đua Công thức 1 cho biết đã có vài đề nghị và kế hoạch tổ chức giải Grand Prix này ở Việt Nam nhưng ông đã từ chối mặc dù kế hoạch như thế có thể đem lại nguồn lợi lên tới 300 triệu bảng Anh (tương đương với khoảng 374 triệu đô la).

Theo ông Bernie Ecclestone, Việt Nam nổi tiếng với cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ từ năm 1955 và đang tìm kiếm các phương thức tự đổi mới. Việc tổ chức giải đua F1 tại đây sẽ thúc đẩy ngành du lịch và các nhà tổ chức đã sẵn sàng thúc đẩy kế hoạch tổ chức giải F1 tại Việt Nam vào mùa Hè năm ngoái. Tuy nhiên lý do mà ông Bernie Ecclestone bác bỏ kế hoạch là vì Việt Nam không có mối liên quan đến bộ môn đua xe thể thao trong quá khứ, đồng thời F1 “đã có một số giải đua ở một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á”.

“Năm ngoái các nhà tổ chức đã tiếp xúc với tôi để bàn về kế hoạch mang giải đua Grand Prix F1 về Việt Nam. Lẽ ra tôi đã có thể thu xếp thương vụ này và ký nó vào tháng Tám, thế nhưng tôi đã không làm bởi thực tế là giải đua F1 đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi nghĩ không cần thiết phải mở thêm một giải đua như thế nữa”, Bernie Ecclestone cho biết.

F1-5

Tháng Giêng năm nay, F1 được bán cho công ty đầu tư Mỹ Liberty Media và công ty này đã nhanh chóng loại bỏ Ecclestone sau gần 40 năm vị tỷ phú ngồi ở cương vị chống chèo Công thức 1. Liberty đã cam kết hỗ trợ cho các cuộc đua truyền thống của F1 và tuyên bố muốn tổ chức thêm giải đua F1 Grand Prix tại Mỹ, nơi mà hiện tại mới chỉ tổ chức một giải đua này. Liberty cũng chỉ trích chiến lược bán cuộc đua cho nhà thầu bỏ giá cao nhất của Ecclestone bởi nó khiến chi phí đăng cai tăng trung bình 25 triệu bảng Anh mỗi năm, trong khi giải đua bị đưa tới những nơi xa xôi như Sochi (Nga), Abu Dhabi và Azerbaijan. Theo quan điểm của Liberty, việc đó không có lợi cho xây dựng thương hiệu lâu dài và sức khỏe của doanh nghiệp.

Đường đua xe đầu tiên của Việt Nam ở Long An, tuy nhiên đường đua này không đạt các chuẩn quốc tế của F1.
Đường đua xe đầu tiên của Việt Nam ở Long An, tuy nhiên đường đua này không đạt các chuẩn quốc tế của F1.

Nói về những thương vụ từng bàn thảo trong thời gian còn là ông chủ của F1, tỷ phú Ecclestone thừa nhận việc đưa giải Grand Prix tới Việt Nam sẽ là bước đi quá xa mặc dù bản hợp đồng 10 năm sẽ mang lại nguồn lợi 320 triệu bảng (khoảng 399 triệu đô la). “Ở đó không có lịch sử đua xe nào cả”, ông nói. “Vì vậy tôi không muốn tổ chức thêm một cuộc đua khác trong cùng một khu vực mà chúng tôi đã có những người quảng bá rất tốt rồi. Tôi cũng đã từng bị chỉ trích chỉ vì đưa cuộc đua tới Baku và Nga, là những nơi không có nhiều lịch sử về đua xe”.

Vài năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu có những cuộc đua xe mô tô ở dạng bán chuyên.
Vài năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu có những cuộc đua xe mô tô ở dạng bán chuyên.

F1 hiện đã có 3 cuộc đua Grand Prix ở các nước Đông Nam Á và lân cận bao gồm Malaysia, Trung Quốc và Singapore. Việt Nam từng manh nha kế hoạch xây dựng một đường đua gần TPHCM vào năm 2010 nhưng kế hoạch này không thành và một trong những trở ngại là các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam về những vấn đề liên quan đến cá cược trong thể thao. Tháng trước, luật này đã được nới lỏng với những ai có thu nhập hàng tháng trên 360 bảng (khoảng 450 đô la) và việc Việt Nam có đường đua đầu tiên hồi năm ngoái tại Long An đã lại mở ra cơ hội xem xét kế hoạch tổ chức giải đua xe. Dù vậy đường đua này có tiêu chuẩn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Liên đoàn Ô tô quốc tế (FIA).

TPHCM là địa phương năng động bậc nhất ở Việt Nam, rất có thể sẽ là điểm đến cho một giải đua F1 trong tương lai.
TPHCM là địa phương năng động bậc nhất ở Việt Nam, rất có thể sẽ là điểm đến cho một giải đua F1 trong tương lai.

Trên thực tế vẫn đang có một nhóm nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư xây dựng một đường đưa tại Hà Nội và đã thực hiện nghiên cứu khả thi cho dự án nói trên. Hồi giữa năm ngoái, ông Gianluca Di Tondo – Giám đốc thương hiệu toàn cầu của Heineken đã bày tỏ mong muốn quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của F1 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi được hỏi về quốc gia nào nên được bổ sung vào danh sách tổ chức cuộc đua danh tiếng này, ông Gianluca Di Tondo đã không ngần ngại nói ngay : Việt Nam. “Chúng tôi có mặt ở Việt Nam thông qua một đối tác địa phương và họ là khách của chúng tôi tại Monza. Họ rất vui mừng (nếu giải F1 được tổ chức tại đó – ND). Vậy tại sao lại không thể có một cuộc đua ở TPHCM”.

(Theo Independent)

Về giải đua Công thức 1

Đây là giải đua xe tốc độ nổi tiếng nhất thế giới, với những chiếc xe có thể đạt tới tốc độ 360km/giờ và vòng tua máy lên tới 19.000 vòng/phút. Hầu hết công nghệ hiện đại nhất của công nghiệp xe hơi đều có mặt trước tiên trên những chiếc xe F1, rồi sau đó tùy mức độ mới dần được áp dụng trên các xe thương mại.

Giải F1 là sự kiện truyền hình lớn với hàng chục triệu người theo dõi mỗi cuộc đua trên khắp thế giới (trung bình khoảng 55-60 triệu người xem). Là môn thể thao được đầu tư đắt vào loại nhất thế giới (chi phí nghiên cứu, sản xuất xe đua của mỗi đội đua F1 ngốn tới hàng trăm triệu đô la mỗi năm) nhưng hiệu ứng kinh tế của nó cũng cao tương xứng. Một ví dụ lấy từ Bloomberg cho thấy doanh thu của giải F1 năm 2014 là 2,7 tỷ đô la. Tiền thu được từ phí mà các nhà tổ chức trả để tổ chức các cuộc đua (khoảng 400 – 500 triệu đô la), phí bản quyền truyền hình (khoảng 500 triệu đô la), tiền từ các nhà tài trợ bao gồm hãng quảng cáo và các nhà bảo trợ (khoảng 250 triệu đô la), tiền từ tổ chức sự kiện (khoảng 250 triệu đô la). Đó là chưa kể các hiệu ứng về du lịch cùng nhiều sự kiện “ăn theo”. Ngay cả khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái thì F1 cũng chưa bao giờ lỗ.

Không phải quốc gia nào cũng mặn mà với F1. Malaysia vào năm ngoái đã tính phương án dừng tổ chức giải đua này do tiền chi phí cao nhưng lợi nhuận thu từ tiền bán vé và bản quyền truyền hình không như mong đợi. Một trong những lý do chủ yếu là do Malaysia bị cạnh tranh bởi cuộc đua F1 tại nước láng giềng Singapore. Một lý do khác là giải đua F1 đang dần nhàm chán do một đội quá mạnh thống trị nhiều mùa giải.

 

 

 

Bài viết mới nhất

Liverpool lao dốc

Liverpool một lần nữa đã đánh mất cơ hội để tiếp tục cạnh tranh chức vô địch Premier League với Manchester City và Arsenal. Đoàn...

3 phương án giúp U23 Việt Nam hóa giải Iraq

Sau hành trình tốt đẹp tại bảng D, duyên nợ đã đưa U23 Việt Nam và U23 Iraq chạm trán nhau ở trận tứ...

Thua muối mặt Everton, Jurgen Klopp xin lỗi người hâm mộ

Ở trận Derby Merseyside vừa kết thúc cách đây ít giờ, Liverpool đã phải nhận thất bại với tỷ số 0-2 trước Everton ngay...

Luis Enrique hài lòng với màn trình diễn của PSG

Ở vòng 30 Ligue 1, dù phải làm khách trước Lorient, tuy nhiên, Paris Saint-Germain vẫn dễ dàng giành trọn 3 điểm. Bộ đôi...

Tỏa sáng rực rỡ, Bruno Fernandes vẫn không vui bởi 1 lý do

Dù chỉ phải tiếp đón đội bét bảng Sheffield United trên sân nhà, tuy nhiên, Manchester United cũng phải rất vất vả mới có...