2017-08-10 10:49:51
{"xe-doi-song":"Xe&\u0110\u1eddi s\u1ed1ng"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE1LzEyL2ZvcmQtZm9jdXMteGV2YXRoZXRoYW8tMTEtMTAwMHg2MDAuanBn.webp

Cảnh báo tình trạng giới trẻ thường mất tập trung khi tham gia giao thông

87% người trẻ tuổi ở Việt Nam khi được hỏi đã thừa nhận rằng bản thân hoặc người quen của mình đã từng phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm do thiếu tập trung khi đang lái xe.

Trong thời đại bùng nổ mạnh mẽ của Internet, các thiết bị di động đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Theo một nghiên cứu gần đây của Ford với các lái xe tại Việt Nam, việc liên tục sử dụng điện thoại di động đã khiến các bạn trẻ dễ dàng mất tập trung khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Distract Driving.Infographic

82% các bậc phụ huynh và hơn 87% giới trẻ tại Việt Nam thừa nhận rằng bản thân hoặc người quen của mình đã từng gặp phải tai nạn giao thông do mất tập trung khi đang lái xe. Nữ giới là đối tượng có tần suất sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông lớn nhất với 49% trong số họ không sử dụng các thiết bị kết nối rảnh tay, 31% sử dụng mạng xã hội và 33% thường xuyên bị xao nhãng bởi người đi đường. Đây là những con số rất đáng báo động, bởi so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có đến 99% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ từng tham gia các khóa đào tạo và biết rất rõ tác hại của việc lái xe mất tập trung.

Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu về hành vi và thói quen lái xe thiếu tập trung của người tham gia giao thông. Cùng với chương trình “Hướng dẫn Lái xe An toàn và Thân thiện với Môi trường”, trong năm 2017, Ford sẽ chú trọng hơn nữa đến việc giải quyết thực trạng này tại 11 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Cynthia Williams, Giám đốc – Kỹ sư về An toàn, Môi trường và Phát triển Bền vững của Ford khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Ford cam kết sẽ hỗ trợ giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng lái xe an toàn cho người lái trong khu vực. Điện thoại di động không chỉ gây xao nhãng, chúng thực sự là mối đe dọa đối với sự an toàn của người lái xe khi tham gia giao thông”.

“Tình trạng mất tập trung khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Việt Nam. Cuộc khảo sát này đã phần nào chỉ ra thói quen tham gia giao thông của những người lái xe tại Việt Nam. Ford luôn chú trọng và quan tâm đến các vấn đề về an toàn cho người lái. Tôi hy vọng những kết quả khảo sát này sẽ góp phần nâng cao nhân thức của người dân về hậu quả của việc xao lãng khi lái xe và đem lại một sự thay đổi đáng kể tới cộng đồng” – Ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ.

1200px-Cell_phone_use_while_driving

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,25 triệu người thiệt mạng và từ 20 đến 50 triệu người khác bị thương bởi tai nạn giao thông. Những người thường xuyên sử dụng điện thoại có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 4 lần so với những người tập trung điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Sử dụng điện thoại di động sẽ làm giảm tốc độ phản ứng của người lái xe, đặc biệt là khả năng thực hiện thao tác phanh và phản ứng với đèn tín hiệu. Điều này sẽ khiến lái xe gặp khó khăn trong việc giữ đúng làn đường và duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước. Nếu bạn đang lái xe với vận tốc 100km/h, và xao nhãng 10s để gửi một tin nhắn, trong thời gian đó, chiếc xe của bạn đã đi một quãng đường lên tới 280m và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tại nạn.

Chứng nghiện điện thoại di động

Không có gì đáng ngạc nhiên khi theo kết quả của cuộc khảo sát, điện thoại di động là nguyên nhân hàng đầu gây xao nhãng cho người tham gia giao thông. Những nguyên nhân tiếp theo lần lượt là “Những người tham gia giao thông khác” và “Trang điểm”. Có tới 38% lái xe tại Việt Nam thừa nhận rằng không thể từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại di động kể cả khi đang cầm lái.

Trong số những người sử dụng điện thoại khi đang lái xe, 61% người lái xe dùng để gọi điện thoại cho bạn bè và người thân, 57% để nhận các cuộc gọi và email liên quan đến công việc và 46% để giết thời gian khi tắc đường hoặc dừng chờ đèn đỏ. Sự buồn chán cũng được coi là một nguyên nhân chủ chốt gây ra tình trạng này, 17% số người được khảo sát thừa nhận họ chỉ sử dụng điện thoại vì “quá chán và chẳng có việc gì khác để làm”.

distracted-driving

Đa số người tham gia khảo sát quả quyết sẽ không sử dụng điện thoại khi lái xe trong thời tiết xấu hoặc khi trong xe có trẻ em. Đáng tiếc rằng, họ lại thiếu cảnh giác trong những tình huống còn nguy hiểm hơn, ví dụ như khi nhập làn giao thông (34%) hoặc di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc (36%).
Dù thừa nhận từng nhiều lần xao nhãng khi lái xe, có đến 83% người tham gia khảo sát nghĩ rằng mức phạt đối với hành vi này còn chưa đủ tính răn đe và 79% trong số họ thực sự hi vọng những mức phạt nghiêm khắc sẽ giúp họ cầm lái tập trung và an toàn hơn.

Khái quát về thực trạng mất tập trung khi lái xe của người tham gia giao thông tại Việt Nam

• Ngoài tầm kiểm soát: Thế hệ trẻ là nhóm đối tượng có tần suất xao nhãng lớn nhất với 89% nữ giới và 85% nam giới thừa nhận bản thân hoặc người quen của mình đã từng gặp phải những tình huống nguy hiểm do thiếu tập trung khi lái xe.

• Dừng chờ đèn đỏ không có nghĩa là an toàn: 46% lái xe vẫn sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, đặc biệt tại các điểm dừng đèn đỏ dù cho đây là một hành vi vi phạm luật giao thông.

• “Tôi phải nhận cuộc gọi này” là lý do mà đa số lái xe đưa ra khi sử dụng điện thoại di động. 61% số người tham gia khảo sát sử dụng điện thoại để liên lạc với bạn bè hoặc người thân, trong khi 57% sử dụng điện thoại để trao đổi các thông tin liên quan đến công việc.

• Nghiện sử dụng điện thoại: Sử dụng điện thoại di động là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự mất tập trung khi lái xe, các nguyên nhân sau đó lần lượt là “Những người tham gia giao thông khác” và “Trang điểm”.

• Quá nhiều yếu tố gây xao nhãng: 49% nữ giới ở độ tuổi thanh niên thường xuyên sử dụng điện thoại để gọi điện hoặc nhắn tin, 28% để đọc hoặc xem tin tức và có đến 33% nữ giới thừa nhận bị xao nhãng bởi những người tham gia giao thông khác.

• 29% các bậc phụ huynh cho biết họ từng bị xao nhãng bởi những người xung quanh khi tham gia giao thông và gần một nửa trong số họ thừa nhận thường ăn/uống trong khi đang cầm lái.

• Thói quen khó thay đổi: 38% lái xe tại Việt Nam không thể từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại, kể cả khi đang tham gia giao thông.

• 99% người tham gia khảo sát cho biết họ từng tham gia các khóa đào tạo để có được khả năng tập trung tốt hơn khi lái xe và 97% cho rằng họ cần phải cải thiện những kỹ năng này hơn nữa.

• Chụp ảnh là cách giải trí: 22% nữ giới trong độ tuổi thanh niên thường xuyên chụp ảnh khi đang lái xe. Vì sao họ làm như vậy? Đơn giản vì họ cảm thấy quá buồn chán mà thôi!

Bài viết mới nhất

Đại địa chấn, Indonesia đánh bại Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á

Sau khởi đầu có phần ức chế trước U23 Qatar, U23 Indonesia đã chơi ấn tượng với 2 chiến thắng liên tiếp trước Australia...

Bị VAR phản bội, Qatar sụp đổ ở hiệp phụ, Nhật Bản vào bán kết U23 châu Á

U23 Qatar tiến tới bán kết bằng thành tích bất bại ở vòng bảng. Đại diện chủ nhà phải chịu không ít gièm pha...

Ghế giữa trên máy bay và ‘luật ngầm’ ai cũng cần biết

Khi đi máy bay, hầu hết hành khách không muốn ngồi vào vị trí ghế giữa ngoại trừ các gia đình, bạn bè đi...

Choáng với Tom Cleverley

 Watford vừa thông báo bổ nhiệm Tom Cleverley làm HLV chính thức, chỉ sau một tháng nắm vai trò tạm quyền.  Watford chỉ thua 1 trong...

3 vị trí nốt ruồi tựa “bùa cát tường”, ai sở hữu cũng có sự nghiệp rộng mở, tiền tài vào nhà như nước

Trong nhân tướng học, đây chính là những vị trí nốt ruồi của người may mắn. Dù làm công việc gì thì họ cũng...