2018-10-25 15:33:07
{"xe-doi-song":"Xe&\u0110\u1eddi s\u1ed1ng"}
{"cong-nghiep-4-0":"c\u00f4ng nghi\u1ec7p 4.0","cong-nghiep-o-to":"c\u00f4ng nghi\u1ec7p \u00f4 t\u00f4","vms-2018":"vms 2018"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE4LzEwL2NvbmctbmdoZS00LjAtbXNzLTIwMTgtNC0xMDAweDYwMC5qcGc=.webp

‘Bức tranh’ ngành Công nghiệp ô tô trong thời đại công nghiệp 4.0

Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) và Các nhà nhập khẩu Ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) phối hợp cùng ATFA và Vinalink đã tổ chức Hội thảo chuyên đề về ngành Công nghiệp ô tô trong thời đại công nghiệp 4.0 ngay trong khuôn khổ Triển lãm xe ô tô Việt Nam – VMS 2018.

Tham dự hội thảo có các diễn giả: ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp – Bộ Công thương, ông Nguyễn Nam Khang – Bộ phận Quản lý sản phẩm Mercedes Benz Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Thái Hoà – Chủ tịch iBOsses Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Đàm – Chủ tịch Tập đoàn VAST Group.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng, ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm.

cong nghe 4.0 mss 2018 (2)

Ví dụ Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ô tô từ năm 1960, còn Việt Nam thì đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô mới ra đời. Bởi vậy, khi Việt Nam mới đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành thì công nghiệp ô tô tại các nước khác đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đe dọa nền sản xuất trong nước.


Đến nay thị trường ô tô đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có một số công ty trong nước là Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Huyndai Thành Công, Tập đoàn Vingroup,… và các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới (Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi,…). Tổng năng lực sản xuất – lắp ráp ô tô khoảng 600 ngàn xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con, xe tải và xe khách.

Đáng lưu ý, từ năm 2016 sản lượng và tỷ lệ xe sản xuất lắp ráp trong nước so với nhu cầu nội địa/mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg đa số vượt mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành ô tô dự báo vào năm 2020 (riêng xe tải đạt 72%/78%).

cong nghe 4.0 mss 2018 (3)

Trong xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã có những giải pháp chiến lược dài hạn cho công nghiệp ô tô. Các chính sách này nhằm đưa Việt Nam trở thành nước có ngành Công nghiệp ô tô phát triển, đảm bảo được khả năng phục vụ nhu cầu của người dân trong nước, tạo sự phát triển của xã hội và tuân thủ theo các quy định quốc tế mà Việt Nam là thành viên có tham gia.

Tại hội thảo, ý kiến các chuyên gia đều cho rằng, trong xu thế phát triển của ngành công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp ô tô cũng đang từng bước hướng đến phát triển ô tô thông minh. Xu hướng chủ đạo mà các nhà sản xuất ô tô đã và đang nhìn nhận dựa trên sự phát triển của công nghệ với cuộc sống. Sẽ đến lúc nào đó, những chiếc xe hơi sẽ có thể “trò chuyện” với nhau, giao tiếp với nhau, kết nối với các hệ thống công cộng khác và trở thành những “người bạn” thân thiết với con người.

Ông Nguyễn Thanh Đàm – Chủ tịch Tập đoàn VAST Group chia sẻ chủ đề “Tương lai công nghệ ô tô trong thời đại công nghiệp 4.0”. “Cả ba hướng phát triển đều phục vụ cho một mục đích duy nhất đó là biến một chiếc xe hơi từ phương tiện chuyên chở đơn thuần trở thành một “người bạn” thông minh, xinh đẹp và có khả năng giao tiếp, kết nối với vạn vật xung quanh” – ông Thanh Đàm nói.

cong nghe 4.0 mss 2018 (1)

Theo ông Đàm, sự kết nối chính là giá trị cốt lõi của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, ngành Công nghiệp ô tô sẽ đi theo ba xu hướng tất yếu gồm: Công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng phù hợp với thời đại mới; công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ kết nối và giao tiếp.

Ý kiến của ông Nguyễn Hữu Thái Hoà – Chủ tịch iBosses Việt Nam đưa ra giải pháp mô phỏng chiếc xe thông minh tại Việt Nam trong tương lai. Đó là người lái có thể chọn điểm đến, xe sẽ chạy theo con đường thông minh nhất có thể do IT điều khiển bằng GPS, tốc độ 40km/h, mũi xe không chạm nhau quá 3 giây, kết cấu gọn nhẹ, có thể chui vào các toà nhà, xe chở tối đa 6 người chỉ nặng dưới 500kg, trạm dừng xe gọn khoảng 5m2, chạy điện không tiếng ồn và ô nhiễm…

Với quan điểm ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển theo 4 xu hướng chính gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe như một dịch vụ. Nếu trước đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, vô lăng điều khiển và xăng dầu… thì ngày nay, ôtô giống như một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế chức năng của các yếu tố cơ học, con người và nhiên liệu. Điều đó khiến cho ôtô không còn là cỗ máy bốn bánh thuần cơ khí mà được trang bị hàng loạt các ứng dụng công nghệ giúp lái xe an toàn hơn, đem lại trải nghiệm mới cho người dùng.

Xu thế điện hóa là hướng đi tất yếu trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu hiện nay.
Xu thế điện hóa là hướng đi tất yếu trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu hiện nay.

“Có thể nói rằng đại đa số sáng tạo của xe hơi hiện nằm ở phần mềm. Các nhà sản xuất xe hiểu rằng xe hơi không còn là “lãnh địa bất khả xâm phạm” của họ nữa mà là lãnh địa của các công ty công nghệ. Rất nhiều công ty chưa từng tham gia sản xuất xe như Google, Tesla, Uber, Apple… đều đã lên kế hoạch phát triển xe tự hành”, ông Thành chia sẻ tại hội thảo.

Là một thành viên tích cực của VAMA và là một thương hiệu thuộc nhóm dẫn đầu tại Việt Nam trong ngành Ô tô, Mercedes-Benz Vietnam luôn có sự nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ về công nghiệp ô tô nói chung và công nghệ trên ô tô nói riêng, dưới sự hỗ trợ của Daimler AG Đức. Mang tới hội thảo bài diễn thuyết chủ đề “Sự chuyển mình của các nhà sản xuất ô tô trong thời đại công nghiệp 4.0, góc nhìn từ Daimler”, ông Nguyễn Nam Khang, Bộ Quản lý Sản phẩm Mercedes-Benz Việt Nam, cho biết, Daimler nhìn nhận Ô tô trong tương lai gần sẽ đi mang các yếu tố Conected (Sự kết nối), Autonomous (Tự hành) Share and Sevices (Chia sẻ tiện ích) và Electric (Xe chạy điện).

Sự kết nối trong ngành Công nghiệp ô tô là quá trình áp dụng công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, nghiên cứu và vận hành. Điều này mang lại năng suất lao động tốt hơn, sản xuất chính xác hơn, kỹ thuật nâng cao hơn và sản phẩm tạo ra thông minh hơn, an toàn hơn.

Theo ông Khang, Daimler hiện đang nghiên cứu phát triển hầu hết các dòng sản phẩm xe thông minh, áp dụng công nghệ tân tiến và sử dụng năng lượng điện. Đó là những chiếc xe du lịch, xe chở khách và cả xe tải. Đồng thời, Daimler cũng hoàn thiện các nghiên cứu về những yếu tố kết nối vận hành trong xu hướng xe tương lai như các thiết bị kết nối, trạm sạc, các công nghệ thông minh, tự hành trên xe…

Xu hướng chủ đạo mà các nhà sản xuất ô tô đã và đang nhìn nhận dựa trên sự phát triển của công nghệ với cuộc sống. Sẽ đến lúc nào đó, những chiếc xe hơi sẽ có thể “trò chuyện” với nhau, giao tiếp với nhau, kết nối với các hệ thống công cộng khác và trở thành những “người bạn” thân thiết với con người.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Đàm, Chủ tịch Tập đoàn VAST Group, đã có tham luận với chủ đề “Tương lai công nghệ ô tô trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Theo ông Đàm, sự kết nối chính là giá trị cốt lõi của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, ngành Công nghiệp ô tô sẽ đi theo ba xu hướng tất yếu gồm: Công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng phù hợp với thời đại mới; công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ kết nối và giao tiếp.

“Cả ba hướng phát triển đều phục vụ cho một mục đích duy nhất đó là biến một chiếc xe hơi từ phương tiện chuyên chở đơn thuần trở thành một “người bạn” thông minh, xinh đẹp và có khả năng giao tiếp, kết nối với vạn vật xung quanh”, ông Thanh Đàm nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thái Hoà, Chủ tịch iBosses Việt Nam, lại đưa ra một dẫn chứng cụ thể về giải pháp công nghệ thông tin có thể là hạ tầng của các hạ tầng trong đó có giao thông trong quá trình tin học hoá, tri thức hoá đất nước trong bài diễn thuyết chủ đề “Công nghiệp 4.0 và cơ hội của Việt Nam – Tương lai ngành công nghiệp ô tô 4.0”.

Diễn giả Thái Hoà đưa ra giải pháp mô phỏng chiếc xe thông minh tại Việt Nam hiện nay như sau: “người lái có thể chọn điểm đến, xe sẽ chạy theo con đường thông minh nhất có thể do IT điều khiển bằng GPS, tốc độ 40km/h, mũi xe không chạm nhau quá 3 giây, kết cấu gọn nhẹ, có thể chui vào các toà nhà, xe chở tối đa 6 người chỉ nặng dưới 500kg, trạm dừng xe gọn khoảng 5m2, chạy điện không tiếng ồn và ô nhiễm… Chiếc xe thông minh này sẽ giải quyết vấn nạn mất cân bằng giao thông tại Việt Nam hiện nay với thực trạng 70% sử dụng xe 2 bánh, tốc độ giao thông rất chậm, thiếu bãi đỗ xe, không thể mở rộng đường để đáp ứng nhu cầu giao thông tăng rất nhanh, ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn.

Bài viết mới nhất

Lucie Nguyễn gặp vấn đề sức khoẻ khi mang thai con thứ 2, hậu quả của sinh con liền kề?

Lucie Nguyễn than thở gặp vấn đề sức khỏe mà bất kì mẹ bỉm nào cũng từng trải qua. Lần mang thai thứ 2 này, cô nàng thậm chí còn bị bệnh sớm hơn.

Showbiz 19/4: Thu Phương lên tiếng về tin đồn hủy hôn với Dũng Taylor, xôn xao tin đồn HH Ý Nhi kết hôn

Ông bầu Dũng Taylor cho biết những thông tin này xuất hiện trên một số trang thông tin không chính thống nên đã gây...

Toả sáng với 4 gam màu áo sơ mi ‘thần thánh’ cho làn da sáng rạng rỡ

Lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp là chìa khóa giúp bạn tôn lên vẻ đẹp và khí chất của bản thân. Đặc...

Đội trưởng U23 Việt Nam gửi thông điệp xúc động

Sau 3 điểm có được trước U23 Kuwait, ĐT U23 Việt Nam chuẩn bị bước vào màn so tài cùng U23 Malaysia với mục đích hướng...

6 bài học sâu sắc về Hạnh phúc đích thực của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hạnh phúc không phải là nhà lầu, xe hơi, quần áo đẹp. Mà Hạnh Phúc là những điều bình dị và đơn giản nhất...