2017-07-26 08:59:48
{"xe-doi-song":"Xe&\u0110\u1eddi s\u1ed1ng"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE3LzA3L0lNR18xODE1LTEwMDB4NjAwLmpwZw==.webp

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông

Theo nghiên cứu, số liệu về tai nạn giao thông của học sinh THPT liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỉ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong 2 năm gần đây. Cứ 2 học sinh thì có 1 em bị TNGT do xe đạp điện, xe máy điện.

Tại buổi Lễ ký kết hợp tác lần thứ 3 giữa Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) về ATGT năm 2017 & Công bố kết quả nghiên cứu ATGT năm 2016, những kết quả của “Nghiên cứu về tình hình tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và đề xuất giải pháp cải thiện” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ đại diện các cơ quan Nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí cùng đông đảo khách mời tham dự. Theo đó, với những số liệu đáng báo động về tình hình tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông (THPT), các nhà nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, nhận định, cùng nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh tại Hà Nội cũng như cả nước.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông

Thực trạng tham gia giao thông và ATGT của học sinh THPT tại Hà Nội

Đánh giá tình hình giao thông thời gian qua cho thấy học sinh THPT đang là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn trong số các ca tử vong vì tai nạn giao thông, PGS. TS. Chu Công Minh – chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về giao thông và các cộng sự đã thực hiện dự án nghiên cứu dưới sự hỗ trợ từ VAMM và Uỷ ban ATGT Quốc gia nhằm phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.

Theo nghiên cứu, số liệu về tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới lứa tuổi học sinh cấp 3 đã cho thấy: học sinh cấp 3 có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT trẻ em bao gồm: (1) Đi sai phần đường, (2) Vi phạm tốc độ, và (3) Thiếu quan sát.


Xét các mẫu điều tra dựa trên khảo sát phỏng vấn hành vi điều khiển phương tiện với 2.390 học sinh THPT, có sự khác biệt lớn trong phương thức đi lại giữa học sinh lớp 9 và học sinh THPT. Nếu như phần lớn học sinh tham gia giao thông ở độ tuổi 15 đều sử dụng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp hay đi bộ tới trường (chiếm 67%), thì học sinh THPT lại lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng, với tỉ lệ lên tới 52%. Sự thay đổi từ phương tiện đi bộ và xe đạp sang xe đạp điện và xe máy điện – loại phương tiện có vận tốc tương đối lớn (25-50km/h) – có thể lý giải tại sao học sinh THPT lại chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em. Dữ liệu của CSGT và điều tra phỏng vấn học sinh đều cho thấy “vi phạm tốc độ” là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở lứa tuổi này. Bên cạnh vấn đề tốc độ, học sinh THPT còn đang vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 34% xe mô tô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện tình trạng này là 81% và với xe đạp điện là 90%. Tất cả các nguyên nhân này đang dẫn tới những con số đáng báo động về tình trạng TNGT ở đối tượng học sinh. Cụ thể, tỷ lệ TNGT (vụ/học sinh) của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất – khoảng 0,5 vụ/học sinh. Nghĩa là cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện. Như vậy theo tính toán của nghiên cứu thì có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện. Điều đó cho thấy xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện đến trường mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông
Ông Yano Takeshi – Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam

Bên cạnh đó, xe bus – phương tiện di chuyển thích hợp nhất đối với độ tuổi của các em học sinh từ lớp 9 đến THPT bởi sự tiện lợi, an toàn trong điều kiện giao thông phức tạp tại đô thị – lại chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các em khi tới trường. Theo điều tra, chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh cấp 3 sử dụng xe bus tới trường.

Đánh giá về công tác giáo dục ATGT, qua các cấp học, học sinh THPT vẫn chủ yếu được dạy về luật giao thông đường bộ và biển báo hiệu đường bộ. Và thực tế, học sinh được chỉ dẫn về kỹ năng điều khiển phương tiện chủ yếu từ cha mẹ. Theo kết quả điều tra trong khuôn khổ nghiên cứu: 33% học sinh đi bộ trả lời rằng chưa được học cách đi bộ an toàn, và 27% học sinh sử dụng phương tiện cho biết chưa được học về kỹ năng điều khiển phương tiện đúng cách vì các chủ đề này chưa có trong giáo dục an toàn giao thông tại trường học. Và cũng trong khảo sát này, có tới gần 90% học sinh và cha mẹ đồng thuận với mong muốn học sinh THTP cần học về kỹ năng điều khiển phương tiện. Những con số này cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện các khoá huấn luyện về an toàn giao thông và kĩ năng lái xe an toàn cơ bản ngay trong trường học.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông
Ông Shigeo Yoshizawa – Chủ tịch ủy ban ATGT, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy quốc tế (IMMA) đã có những chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động ATGT đường bộ trên thế giới

Quá trình rà soát các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng chỉ ra một số vấn đề như:
o Cơ sở hạ tầng dành cho khu vực xe đưa đón trước cổng trường học và đường giao thông nội bộ trong trường học chưa được quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ (23/2008/QH12) và Tiêu chuẩn thiết kế trường trung học (TCVN 8794:2011).

o Chưa có quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ (23/2008/QH12) về độ tuổi thấp nhất được điều khiển các loại xe đạp điện, xe máy điện. Hiện nay, không chỉ học sinh THPT mà ngay cả học sinh THCS (11 – 15 tuổi) cũng đã sử dụng xe đạp điện và xe máy điện tham gia giao thông. Dựa trên tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đề xuất độ tuổi được phép điều khiển xe đạp điện, xe máy điện là từ 16 tuổi trở lên.

o Thêm vào đó, chưa có quy định về việc người điều khiển xe đạp điện và xe máy điện phải có chứng chỉ pháp luật giao thông đường bộ và chứng chỉ kỹ năng lái xe an toàn. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, có tới 68% giáo viên và 89% phụ huynh học sinh THPT ủng hộ việc thực hiện cấp chứng chỉ ATGT đối với học sinh đi xe đạp điện và xe máy điện.

Thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình tại Hà Nội

Tiếp nối kết quả nghiên cứu về sở hữu và sử dụng xe máy tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015, với nghiên cứu tại Hà Nội lần này, PGS.TS. Chu Công Minh và nhóm cộng sự đã chỉ ra: Hệ số sở hữu xe máy xăng trên hộ gia đình tại Hà Nội năm 2017 là 2,008 xe/hộ, thấp hơn ở TP.HCM (2,326 xe/hộ). Trong khi, xe máy điện và xe đạp điện chỉ mới có mặt trong vài năm gần đây đã đạt hệ số sở hữu lên tới 0,357 (xe/hộ) xe đạp điện và 0,338 (xe/hộ) xe máy điện trung bình trên mỗi hộ gia đình có học sinh cấp 3. Số hộ gia đình có học sinh cấp 3 ước tính chiếm 14,56% tổng số hộ gia đình tại Hà Nội. Tính đến hết năm 2017, chỉ xét riêng hộ gia đình có học sinh cấp 3 thì nghiên cứu cho thấy có tới hơn 200.000 xe đạp điện và máy điện lưu hành tại Hà Nội (trong đó có khoảng 106.440 xe đạp điện và 100.582 xe máy điện) góp phần không nhỏ vào vấn đề ùn tắc và TNGT tại Thủ đô.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia

Phương pháp và công thức tính này cũng cho thấy tổng số xe máy đăng ký tại Hà Nội năm 2017 dự kiến là khoảng 5,7 triệu xe và số lượng xe lưu hành là 4,27 triệu xe. Như vậy, đang có sự chênh lệch lớn giữa số lượng xe máy đăng ký và số lượng xe máy lưu hành, với con số chênh lên tới 1,46 triệu xe (tương ứng với khoảng 25,5%), thấp hơn chỉ số của TP.HCM (chênh lệch là 1,95 triệu xe máy, chiếm 28,5%). Những thông số này được xem là cơ sở hỗ trợ Chính phủ, các cơ quan ban ngành đưa ra các phương án chính sách phù hợp để quản lý phương tiện giao thông trong thời gian tới.

Đề xuất bộ giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ATGT cho học sinh THPT

Từ những phân tích thực tế, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang tính đột phá & toàn diện trong đảm bảo ATGT cho học sinh THPT như sau:

(1) Về chính sách & quy định pháp luật, đề xuất thực hiện sửa đổi các văn bản, quy chuẩn và tiêu chuẩn để tạo cơ sở pháp lý cho công tác đảm bảo ATGT cho học sinh. Đề nghị UBATGTQG ra văn bản để giao nhiệm vụ cho các Bộ tiếp thu kết quả, rà soát văn bản, quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể:

o Bộ Giao thông vận tải rà soát sửa đổi các văn bản: (1) QCVN 41:2016/BGTVT, (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, (3) TCVN 4054:2005 về thiết kế đường ô tô, (4) Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe, (5) Quy chuẩn số QCVN 68:2013 quy chuẩn quốc gia về xe đạp điện.
o Bộ Xây dựng rà soát sửa đổi các văn bản: (1) Tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007 về thiết kế đường đô thị, (2) QCXDVN 01:2008/BXD quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng, (3) QCVN 14:2009/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn, (4) QCVN 07-4:2016/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật: Công trình giao thông, (4) TCVN 8794:2011 tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế trường trung học.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông
(2) Về cơ sở hạ tầng giao thông, đề xuất cải thiện các công trình và tổ chức giao thông khu vực xung quanh trường học để tăng sự an toàn cho học sinh khi tới trường. Uỷ ban ATGT Quốc gia đề nghị UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện khu trường học an toàn tại ba trường trung học phổ thông là Việt Đức, Lý Thái Tổ và Quang Trung. Trọng tâm của ý tưởng là việc xây dựng các khu vực riêng cho xe đưa đón, mở làn xe phi cơ giới hay làn dành riêng cho xe đạp xung quanh khu vực trường học, đồng thời chấm dứt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ tạo nên môi trường an toàn xung quanh khu vực trường học và ngay trên lô đất thuộc trường học cho người đi bộ, đi xe đạp, cũng như giảm thiểu xung đột với dòng giao thông cơ giới.

(3) Về công tác giáo dục ATGT, cần triển khai các chương trình phổ biến kiến thức và thực hành kỹ năng điều khiển phương tiện cho học sinh.

o Ủy ban ATGT Quốc gia ra văn bản đề xuất Bộ Giáo dục Đào tạo tham khảo sổ tay ATGT dành cho học sinh THPT về cách xử lý đúng trong các tình huống rủi ro khi tham gia giao thông.

o Uỷ ban ATGT Quốc gia kiến nghị UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho Sở GDĐT chủ trì và phối hợp với các sở ngành có liên quan tổ chức chương trình dạy và sát hạch kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện cho học sinh THPT.

o Chủ trì phối hợp Bộ GTVT xây dựng quy định về đào tạo kỹ năng lái xe đạp điện, máy điện và cấp chứng chỉ ATGT cho học sinh.

o Bên cạnh đó, đề xuất yêu cầu học sinh đi xe đạp – máy điện cần phải có chứng chỉ ATGT để đảm bảo năng lực cần thiết để tham gia giao thông an toàn.

(4) Về công tác kiểm soát phương tiện đi lại của học sinh, kiến nghị Bộ GTVT giao cho Cục đăng kiểm siết chặt quản lý phương tiện xe máy điện, xe đạp điện, …

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Yano Takeshi – Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam cho biết: “Qua những số liệu nghiên cứu đã được thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT – đối tượng được phép tham gia giao thông độc lập, nhưng lại thiếu những kỹ năng xử lý tình huống thực tế thì càng cần phải nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường hơn nữa. Hiện tại, chúng tôi rất tự tin với bộ giải pháp đột phá và toàn diện mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng, cam kết đưa ra một lộ trình thực hiện nhanh chóng nhằm góp phần phát triển môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung”.

Đánh giá kết quả hợp tác ATGT giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia và VAMM

Kể từ lần ký kết đầu tiên vào 04/02/2015, Chương trình hợp tác bền vững về ATGT do Uỷ ban ATGT Quốc gia và VAMM phối hợp tổ chức đã liên tục thực hiện các nghiên cứu đánh giá tình hình tham gia giao thông tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành quy định về an toàn giao thông đường bộ. Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, chương trình hợp tác trong 3 năm vừa qua đã góp phần củng cố nhận thức về an toàn giao thông cho 872.702 khách hàng và đại lý, 3.079.385 học sinh, 184.855 đoàn viên thanh niên và sinh viên, 1.964 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và trao tặng 127.210 mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Báo động về nguyên nhân gây tai nạn giao thông của học sinh Trung học phổ thông
Cùng với Chương trình hợp tác bền vững về ATGT, VAMM đã chính thức thành lập “Quỹ nghiên cứu ATGT xe máy” tại Việt Nam vào năm 2015, lấy trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề tồn đọng trong bối cảnh giao thông đô thị liên quan tới xe máy và đề xuất các giải pháp phù hợp. Quá trình nghiên cứu đã xác định được những nguyên nhân cơ bản trong việc mất an toàn giao thông đặc biệt ở trẻ em nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực hướng tới giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, tăng cường kỹ năng tham gia giao thông cho người dân.

Bên cạnh những nỗ lực và thành công trong hoạt động về ATGT cho xã hội, VAMM đã và đang nỗ lực nhanh chóng cải tiến, đưa những công nghệ mới nhất vào các sản phẩm, biến những chiếc xe máy ngày càng an toàn hơn, thân thiện hơn với con người và môi trường, đồng thời còn triển khai rất nhiều các hoạt động và dự án vì xã hội, con người và môi trường, thể hiện cam kết sắt đá của VAMM vì sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam.

Theo ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: “Chương trình phối hợp giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Hiệp hội VAMM năm 2016 đã mang lại nhiều đóng góp tích cực cho công tác nâng cao nhận thức cho người dân và bảo đảm an toàn giao thông tại Việt Nam. Trong quá trình tham gia giao thông, nhóm học sinh Trung học phổ thông là nhóm dễ bị tổn thương. Chính bởi vậy các giải pháp nhằm nâng cao ATGT cho học sinh Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng. Các kết quả nghiên cứu, phân tích tỷ lệ tai nạn giao thông theo nhóm phương tiện, nguyên nhân tai nạn giao thông, sở thích đi lại, kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh Trung học phổ thông, thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình cùng các kiến nghị, đề xuất giảm thiểu tai nạn giao thông ở lứa tuổi Trung học phổ thông của nhóm nghiên cứu sẽ là các căn cứ quý báu để Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn tai nạn giao thông ở học sinh Trung học phổ thông tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững”.

Từ những hiệu quả thiết thực mà hợp tác đem lại, VAMM và Uỷ ban ATGT Quốc gia quyết định tiếp tục ký kết Biên bản thoả thuận Chương trình phối hợp hưởng ứng năm ATGT Việt Nam 2017. Tại buổi lễ, VAMM cũng công bố gói tài trợ cho dự án nghiên cứu “Vai trò của xe máy tại Việt Nam – Hiện tại và tương lai”, được thực hiện trong năm 2017 dưới sự giám sát của Ban điều hành Quỹ nghiên cứu ATGT của VAMM. Mục tiêu của đề án là đưa ra giải pháp quản lý sử dụng xe máy an toàn, hiệu quả, thân thiện để phát triển một môi trường giao thông an toàn, hiện đại cho người dân.

Cũng trong buổi lễ ký kết, ông Shigeo Yoshizawa – Chủ tịch ủy ban ATGT, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy quốc tế (IMMA) đã có những chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động ATGT đường bộ trên thế giới, đặc biệt bài học thực tiễn thành công về An toàn đường bộ xe máy tại Đài Loan. Nhận định của những chuyên gia quốc tế như ông Shigeo Yoshizawa sẽ là bài học kinh nghiệm giá trị dành cho VAMM trong việc định hướng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thị trường xe máy tại Việt Nam.

Tham dự Lễ ký kết hợp tác giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Hiệp hội VAMM về ATGT năm 2017 & Công bố kết quả nghiên cứu ATGT năm 2016 có Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Lãnh đạo các Bộ Giao thông vận tải; đại diện các Bộ: Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Lãnh đạo các Cục: Cảnh sát giao thông, Xe máy Bộ Quốc phòng; Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Lãnh đạo một số Văn phòng: Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải địa phương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ an toàn đường bộ toàn cầu, Tổ chức phòng chống thương vong Châu Á, đại diện các cơ quan liên quan, đại diện các nhóm nghiên cứu an toàn giao thông xe máy. Về phía VAMM có ông Yano Takeshi – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam cùng các thành viên hiệp hội và đông đảo cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.

Bài viết mới nhất

Carragher nêu tên đội không được thua ở đại chiến Man City – Arsenal

Pháo thủ hiện đang đứng đầu bảng với 64 điểm, có bằng điểm nhưng hơn Liverpool về hiệu số bàn thắng bại. Đoàn quân...

Đúng 10 năm tới: 4 cung hoàng đạo vận đỏ như son, trải thảm đón quý nhân, mở cửa đón Thần Tài

Trong 10 năm tới, xin chúc mừng 4 cung hoàng đạo này vì họ chính là những người có vận trình viên mãn. Dù...

Mainoo giúp M.U thoát khỏi thảm họa chuyển nhượng 58 triệu bảng

Erik ten Hag có lý do để tiếc nuối đối với những gì đang xảy ra ở Manchester United trong mùa giải này. Tình...

Arsenal cần gì để vô địch Ngoại hạng Anh 2023/24?

Đại chiến Man City và lợi thế của Arsenal Arsenal sẽ đến làm khách trước Manchester City trong khuôn khổ vòng 30 Ngoại hạng Anh...

Gary Neville chê ứng viên M.U nhắm thay Ten Hag

Bất chấp khởi đầu thuận lợi của Ten Hag ở M.U với việc đội bóng cán đích ở vị trí thứ ba và vô...