2015-11-14 08:22:54
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
{"boi-loi":"B\u01a0I L\u1ed8I","kinh-ngu":"K\u00ccNH NG\u01af","thanh-tung":"THANH T\u00d9NG","the-thao":"th\u1ec3 thao"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE1LzExL1ROTDk1NDUuanBn.webp

Kình ngư Nguyễn Thanh Tùng: Bơi qua số phận nghiệt ngã

Sinh ra với thân hình lành lặn, song cuộc đời dường như “bạc đãi” khiến Võ Thanh Tùng mất đi cơ hội làm người bình thường sau cơn sốt bại liệt năm bốn tuổi. Dù vậy tai họa bất ngờ ấy không thể khiến anh gục ngã. Thanh Tùng từng bước bén duyên với bơi lội và cho đến nay anh đã trở thành tay bơi khuyết tật số một châu Á ở nhiều nội dung.

CƠN SỐT OAN NGHIỆT

Pv: Thanh Tùng từng trải qua một tuổi thơ không mấy êm đềm sau cơn sốt bại liệt. Từ một đứa trẻ bình thường, đôi chân anh gần như mất hoàn toàn khả năng vận động. Anh nói gì về quãng thời gian đó?

Chuyện xảy ra cách đây hơn hai mươi năm rồi. Năm đó tôi bốn tuổi, dính một trận sốt khá nặng. Gia đình cứ tưởng là sốt thông thường thôi chứ đâu nghĩ là dịch sốt bại liệt. Mà thời đó cũng chưa có thuốc phòng ngừa nên mọi chuyện cứ diễn ra tự nhiên. Tôi cũng còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được sự mất mát trong tức thời đó.

_TNL9478


Đang là một đứa trẻ bình thường bỗng trong phút chốc trở thành người bạn của cặp nạng gỗ. Anh còn nhớ cảm giác lúc đó thế nào không?

Nhớ như in. Giai đoạn khiến tôi tủi thân nhất là lúc vừa đi học. Tôi luôn là đứa đi học sớm nhất, về muộn nhất để không bị phát hiện. Nhìn đám bạn đứa nào đứa nấy cũng hiếu động, chạy nhảy vui chơi, còn mình ngay cả chuyện đi lại thông thường cũng khó khăn tôi buồn lắm.

Lớn hơn một chút, được thầy cô, rồi gia đình động viên, tôi xác định có là người khuyết tật đi nữa thì cũng phải sống có ích, phải tự lo cho bản thân mình. Tôi học đến hết năm lớp 12, sau đó học tiếp nghành điện tử. Nhìn lại mười mấy năm đó, tôi cảm thấy phục bản thân mình lắm.

_TNL9587

Tùng bén duyên và biết bơi từ khi nào?

Hồi xưa gia đình tôi làm nghề chài cá, lênh đênh sông nước suốt nên tôi rất dạn nước. Mấy lần đầu tôi mới đứng nước cha tôi sợ tôi bị chìm, còn tôi thì cứ vùng vẫy một hồi là nổi ngon lành. Mới đầu ông chỉ nghĩ cho tôi học bơi để tránh nguy hiểm, rủi ro khi con nước lên. Dần dà tôi mê bơi, thậm chí là bơi giỏi lúc nào không hay.

Trong cả vùng hồi đó tôi là đứa con nít bơi, lặn giỏi nhất. Nhưng nói là nói vậy thôi chứ có đời nào tôi nghĩ mình sẽ trở thành VĐV đâu.

Cuộc đời lấy đi của tôi một, tôi phải đòi lại mười

Thanh Tùng gặp những khó khăn nào khi đến với bơi lội chuyên nghiệp?

Khó khăn thì nhiều lắm. Chân tôi không khỏe như nhiều người khác nên đôi tay buộc phải làm việc nhiều và công suất hơn. Nhiều hôm vận động cường độ cao quá, hai tay như tê liệt đi. Những ngày đầu nhiều khi cũng muốn bỏ ngang lắm, nhưng nghĩ lại ngoài bơi ra liệu tôi có thể làm gì khi ra trường, có bằng cấp mà không nơi nào nhận. Thế là tôi lại bơi tiếp.

Thêm nữa là phản xạ ở khâu xuất phát của tôi không được tốt, có lẽ là do tôi chuyển qua thi đấu chuyên nghiệp muộn quá. Cũng may mắn là tôi gặp được thầy Cường (HLV Đổng Quốc Cường – PV) nên những điểm yếu được khắc phục từ từ.

_TNL9546

Người lành lặn theo đuổi thể thao chuyên nghiệp đã khó, với người khuyết tật lại càng khó hơn. Gia đình có phản đối khi Thanh Tùng chọn cho mình con đường vốn không bằng phẳng này?

Thật ra không có con đường nào bằng phẳng cả. Người thân nhiều lần khuyên răn, thậm chí ngăn cản vì sợ tôi không chịu nổi áp lực. Nhưng tôi vẫn kiên trì, dần dà mưa dầm thấm lâu, tôi cũng thuyết phục được mọi người và chứng minh lựa chọn của tôi là đúng qua những tấm huy chương.

Hầu như bận rộn quanh năm với những chuyến tập huấn ở TP. HCM, rồi thi đấu xa nhà. Thanh Tùng làm thế nào để giữ “lửa” hạnh phúc gia đình?

Thú thật với anh là một tuần tôi chỉ được gần vợ, gần gia đình 24 tiếng thôi. Cứ chiều thứ Bảy đón xe đò về quê, chiều Chủ Nhật khăn gói lên lại thành phố. Nhiều khi có dự định làm cái này, cái kia nhưng chưa kịp thực hiện thì “hết giờ” mất rồi (cười).

Tôi không có bí quyết nào lớn ngoài việc may mắn có một người bạn đời hiểu và chia sẻ được mọi chuyện. Vợ tôi rất thông cảm cho công việc của một VĐV nên thường động viên tôi cố gắng tập luyện. Cô ấy cũng là chỗ dựa tinh thần rất lớn.

_TNL9625

Từng tốt nghiệp cử nhân điện tử, hiện tại lại gắn với nghiệp bơi lội. Tùng nói gì về cơ duyên này?

Tôi xem đó là một ngã rẽ bất ngờ nhưng đầy may mắn. Tôi vốn sống khá duy tâm nên luôn tin ông trời lấy đi của mình cái này thì chắc chắn sẽ bù lại cho mình cái khác.

Những lúc khó khăn, động lực nào thôi thúc Tùng phải bước tiếp?

Cách đơn giản nhất là quan sát xung quanh. Tôi khuyết tật nhưng cũng may mắn vì còn đôi tay, có thể tự làm được nhiều việc khác. Ngoài bơi tôi có thể sửa điện, làm những việc nặng của người đàn ông trong gia đình. Trong khi nhiều người khác khiếm khuyết và vất vả hơn mình gấp nhiều lần.

Tôi tâm niệm cuộc đời lấy đi của mình một, mình phải đòi lại mười (cười). Dù khuyết tật nhưng mình vẫn phải là một con người có ích cho gia đình và xã hội.

THÀNH CÔNG NHỜ KHỔ LUYỆN

Năm tấm HCV các nội dung 50m tự do, 100m tự do, 200m tự do, 50m bướm, 50m ngửa, 200m hỗn hợp cá nhân tại Asian Para Games 2014 có phải là cột mốc đáng nhớ nhất với Thanh Tùng?

Đúng vậy. Ngoài năm tấm huy chương nói trên ra, thì những tấm huy chương còn lại, dù là “vàng”, “bạc” hay “đồng” cũng đều có ý nghĩa quan trọng. Đó là những cột mốc ghi nhận những thăng trầm trong cuộc đời VĐV.

Nhiều người gọi Tùng với biệt danh “tỷ phú làng bơi”. Tùng nghĩ sao về điều này?

Chắc người ta gọi vui vậy thôi chứ tôi cũng mong thành tỷ phú lắm (cười). Hồi năm ngoái sau khi đoạt 5 HCV Asian Para Games, các nhà hảo tâm hứa thưởng cho tôi gần một tỷ đồng. Nhưng số tiền đó tôi không nhận ngay một lần mà phải chia ra làm nhiều đợt. Đến nay vẫn còn chưa nhận hết.

Khoản thưởng đó được Thanh Tùng đầu tư vào việc gì?

Ban đầu tôi nghĩ mình sẽ dùng số tiền thưởng để làm đủ thứ, nào là giúp đỡ gia đình, rồi mua thuốc bổ uống để bổ trợ tập luyện, tái đầu tư,… Cuối cùng tôi quyết định mua nhà, vì tuổi tôi cũng đã lớn rồi, lập gia đình rồi sau này có con, cũng phải có một chỗ ổn định để có nơi mà đi về nữa.

_TNL9523

Thành công tính đến hiện tại của Thanh Tùng, có bao nhiêu phần trăm nhờ sự may mắn?

Tôi không định lượng chính xác được nhưng con số của may mắn chắc rất thấp. Tôi đến với thể thao khi đã 20 tuổi, bắt đầu từ con số 0 và mọi thành quả hôm nay đều do nỗ lực bản thân mà ra.

Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn một chút về mục tiêu tại Paralympic 2016 không?

Hiện tôi vẫn duy trì tập luyện tuần sáu buổi, xen kẽ giữa tập dưới nước và tập thể lực tại TP. HCM. Paralympic là một sân chơi lớn, từ khi trở thành VĐV tôi luôn mong muốn được một lần tham gia đấu trường này.

Mục tiêu trước tiên của tôi vẫn là cải thiện thành tích cá nhân, vượt qua chính mình trước đã. Còn chuyện huy chương ai cũng muốn nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Biết đâu “trời xui đất khiến” tôi lại thi đấu bùng nổ như năm ngoái và đoạt huy chương thì sao (cười).

Kình ngư Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1985 tại Phú Tân, An Giang trong gia đình không có truyền thống thể thao.
Hoàn thành chương trình học phổ thông, Thanh Tùng lên TP. Cần Thơ học nghành Điện tử Viễn thông. Tuy nhiên ra trường anh nhiều lần không xin được việc vì đôi chân không lành lặn.
Ngã rẽ đến với Thanh Tùng vào năm 2005, khi Bùi Thanh Tâm, HLV thể thao của Trường Trung cấp TDTT TP Cần Thơ đồng ý nhận anh vào trường. Với năng khiếu thiên bẩm, chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện Thanh Tùng đã thống trị làng bơi quốc gia hạng thương tật S5 liên tục trong bốn năm từ 2005 đến 2009. Được chuyển lên tập huấn tại TP. HCM sau đó, Thanh Tùng trưởng thành về sức bơi rõ rệt dưới bàn tay HLV Đổng Quốc Cường.
Trong 10 năm qua, Thanh Tùng là gương mặt thể thao khuyết tật tiêu biểu, không ít lần làm rạng danh thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Điển hình anh giành 2 HCV tại ASEAN Para Games 2009, 1 HCV tại Asian Para Games 2010, 3 HCV ASEAN Para Games 2014 và đỉnh cao chính là 5 HCV và phá 2 kỷ lục tại Asian Para Games 2014.
Hiện đã 30 tuổi, Thanh Tùng cho hay anh đang cân nhắc chuyện giải nghệ sau Olympic Rio 2016. “Tôi thi đấu cũng đã nhiều năm rồi. Cũng đã đến lúc giành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Hy vọng với số tiền tích cóp được tôi có thể mở một trung tâm dạy bơi để phát triển phong trào bơi nói chung và bộ môn bơi cho VĐV khuyết tật nói riêng.”

Xe&Thể thao thực hiện

Bài viết mới nhất

Từ 10/3 âm tới Tết âm: 3 tuổi ăn lộc Thánh Mẫu tiền vào như nước, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Tử vi từ ngày 10/3 âm trở đi có những con giáp dưới đây lên như hổ thêm cánh, Tiền - Tình - Danh...

10 thống kê Bayern 1-0 Arsenal: “Kẻ hủy diệt” Pháo thủ

 Đây là lần thứ 13 Bayern Munich góp mặt tại bán kết Champions League, chỉ kém mỗi thành tích của Real Madrid.   Arsenal đã thua...

Sau đêm nay (10/3 âm lịch), 4 tuổi có số giàu sang, may mắn đủ đường

Tử vi dự báo rằng vận trình của những con giáp này trong thời gian tới đây có nhiều may mắn, làm gì cũng...

MC Quyền Linh xuất hiện với diện mạo già nua tiều tụy gây xót xa, lý do khiến ai cũng bất ngờ

Phía chương trình đã lên tiếng giải thích MC Quyền Linh đang để râu và tóc dài vì có dự án điện ảnh quan...

Điều hòa bật 28-29 độ chưa đủ, thêm mẹo nhỏ này sẽ tiết kiệm hơn 1 nửa tiền điện mỗi tháng

Nhiều người nghĩ rằng điều hòa để 28-29 độ sẽ tiết kiệm điện nhất, nhưng thực tế là chưa đủ.Điều hòa là thiết bị...